Một số chợ truyền thống đã mở lại nhưng số tiểu thương kinh doanh còn hạn chế, hàng chưa đa dạng nên vắng khách. Các sạp cóc bên ngoài nhộn nhịp cũng là nguyên nhân khiến chợ thưa thớt.
Chỉ riêng tại TP.HCM, 5 tháng qua, số công nhân dừng hoạt động lên tới 500.000 người, nhiều người bỏ phố về quê. Thực tế này khiến DN ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đau đầu tìm lời giải cho bài toán nhân lực lao động.
Hơn 300 khách hàng lớn từ nhiều quốc gia đã tham gia sự kiện xúc tiến thương mại ngành gỗ Việt Nam. Nhiều cam kết, hợp đồng đã được đưa ra giúp DN Việt tự tin hồi phục nhanh và đạt kỷ lục 15 tỷ USD
Các doanh nhân cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa nhận thấy tổn thất của DN chính là tổn thất của địa phương. Tư duy xin cho, ngăn cấm và sợ trách nhiệm trong mùa dịch vẫn còn.
Giãn cách xã hội kéo dài tại TP.HCM là cú sốc, gây tổn thương nhiều doanh nghiệp và đặc biệt là giới doanh nhân, chủ doanh nghiệp. Nhưng họ đã vượt qua, duy trì hoạt động cùng người lao động và đóng góp cho xã hội theo những cách riêng.
68/234 chợ truyền thống đang hoạt động tại TP.HCM, con số này sẽ tiếp tục tăng những ngày tới.
Chuyên gia kinh tế dự báo nguồn lao động đã về quê có khả năng quay lại TP.HCM làm việc sau Tết Nguyên đán. Đây là vấn đề đáng quan ngại khi phục hồi kinh tế.
Nhậu bình dân bờ kè nổi tiếng tại TP.HCM có thể sẽ biến mất. Tác động của dịch Covid-19 khiến cả trăm quán nhậu chạy dọc đường Trường Sa, Hoàng Sa phải đóng cửa, sang nhượng mặt bằng hoặc chuyển đổi công năng sử dụng.
Từ 1/11, người dân TP.HCM sẽ được đi du lịch liên tỉnh/thành. Thành phố dự kiến sang năm 2022 sẽ khôi phục các hoạt động du lịch.
Tập thể người lao động cho rằng, cần ngừng áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ” và các quy định của tỉnh Tiền Giang phải thay đổi nếu trái Nghị quyết của Chính phủ.