Dịch Covid 19 khiến hàng loạt nhà máy ô tô tại Việt Nam đứng trước nguy cơ điều chỉnh giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa, tạm ngừng hoạt động trong một thời gian. Hệ lụy kéo theo là hàng trăm ngàn lao động phải tạm nghỉ việc.
Nếu dịch Covid-19 kéo dài, sản lượng cũng như doanh số bán ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm, các DN buộc phải sa thải lao động.
Do tác động của Covid-19, khó khăn với thị trường ô tô có thể còn kéo dài. Có DN không thể khôi phục lại sản xuất như kế hoạch đề ra, phải chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.
Ô tô trong nước có điều kiện tiếp tục giảm giá bán, nhờ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% với linh kiện và nguyên vật liệu sản xuất linh kiện. Ước tính một chiếc xe có thể giảm giá từ 2-5%.
Dù nhập khẩu ô tô từ ASEAN về phân phối đang có lợi thế hơn so với lắp ráp trong nước do chi phí thấp, nhưng nhiều mẫu ô tô lại chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước.
Trong khi các ngân hàng rốt ráo phát mãi tài sản của Vinaxuki để giải quyết nợ xấu thì chẳng có ai mua. Tiếc cho một doanh nghiệp đi đầu trong đầu tư sản xuất ô tô, với số vốn ngàn tỷ, đến nay trở thành đống sắt vụn.
Đầu tư làm ô tô là “cuộc chơi” vô cùng tốn kém. Có doanh nghiệp phải chịu lỗ 5-10 năm, thậm chí 20 năm. Có DN gánh chịu rủi ro lớn khi phải rời cuộc chơi, ôm đống lỗ.
Thị trường ô tô Việt Nam rất tiềm năng, nhưng đầu tư sản xuất đang gặp phải những rủi ro lớn. Nếu không sớm ban hành những chính sách đột phá sẽ khó phát triển, doanh nghiệp dễ phá sản.
Philippines phát triển công nghiệp ô tô đã 40 năm, song cũng giống như Việt Nam, đến nay vẫn khá lẹt đẹt. Các doanh nghiệp ô tô bỏ đi là tin buồn cho ngành công nghiệp ô tô Philippines, dù đã tung ra gói hỗ trợ lớn.
Ngành công nghiệp ô tô chỉ có thể phát triển khi có thị trường và cơ hội thị trường đó phải dành cho các nhà sản xuất trong nước chứ không phải cho xe nhập khẩu.