Doanh số thấp, lại có nhiều doanh nghiệp được vinh danh đóng góp lớn cho ngân sách cũng có nghĩa là giá ô tô sẽ còn cao ngất ngưởng. Giấc mơ ô tô giá rẻ của người Việt chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực.
Năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đón nhận những tín hiệu vui. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, trong khi nhiều nhà đầu tư mới đang muốn đổ vốn và công nghệ vào.
Ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô được ưu tiên phát triển, để biến giấc mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, những chính sách ưu tiên đến nay vẫn chưa thấy đâu. Các doanh nghiệp vẫn hy vọng và chờ đợi.
Các doanh nghiệp Việt vẫn đang theo đuổi giấc mơ xuất khẩu ô tô nguyên chiếc và phần nào đã thành hiện thực, tuy còn nhỏ bé nhưng không phải không có cơ hội. Liệu Việt Nam có thể trở thành Thái Lan hay Indonesia trong tương lai?
Chính phủ đặt kế hoạch năm 2021 tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6,5% và bình quân thu nhập đầu người đạt 3.700 USD. Với mức thu nhập từ 3.000 USD/người /năm trở lên, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ về tiêu dùng ô tô.
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam đã đủ lớn để có thể đẩy mạnh sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Đầu tư vào công nghiệp ô tô khó khăn vất vả đủ thứ, rủi ro cao lợi nhuận lại thấp, trong khi đó giá đất tại nhiều địa phương trên cả nước liên tục tăng. Tại Việt Nam hiện nay không có gì lãi bằng buôn đất.
Thị trường ô tô Việt Nam mới khởi sắc được vài năm thì bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước không khởi sắc, báo hiệu ngành công nghiệp ô tô đang thụt lùi.
Công nghiệp ô tô vốn giữ vai trò quan trọng và có đóng góp to lớn cho công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng mãi vẫn trong tình trạng yếu kém. Thuế, phí cao ngất ngưởng đã bót nghẹt khiến ngành sản xuất này không thể phát triển.
Sau 30 năm phát triển, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ nội địa hóa được 287 linh kiện, chủ yếu là những sản phẩm giản đơn hoặc cồng kềnh, sử dụng nhiều nhân công, có giá trị gia tăng thấp và giá thành cao.