Mỗi năm, Việt Nam cần 7-10 tỷ USD để phát triển nguồn điện. Để đạt được con số này, việc huy động nguồn lực tư nhân là điều không thể khác.
Sau khi giá bán điện mặt trời tăng lên từ tháng 6/2017, số lượng dự án năng lượng tái tạo đăng ký cũng nhanh chóng tăng theo.
Không nằm ngoài dự đoán, nhiều doanh nghiệp đầu tư điện gió sẽ không kịp đưa dự án vào vận hành trước thời điểm tháng 11/2021. Có nghĩa, nhà đầu tư sẽ không được bán điện với giá ưu đãi.
Giai đoạn 2010-2019, Việt Nam không xảy ra thiếu điện. Tuy nhiên giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Từ bây giờ, nhiều giải pháp đã được tính đến để không gặp cảnh “cắt điện luân phiên”.
Nhiều địa phương từ chối điện than, một số Đại biểu Quốc hội hỏi có “rút lui khỏi điện than được không?”. Dù chưa khẳng định thoái lui khỏi điện than, nhưng Bộ Công Thương cũng đang lên kế hoạch giảm dần tỷ trọng của nguồn điện này.
"Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo từ mức 10% hiện tại tăng lên mức 30-40% thì điều gì sẽ xảy ra nếu 90% công suất bị sụt giảm trong vòng 2 ngày?"
Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà lập kỷ lục khi "giờ G" đã điểm. Trong khi đó, hệ thống điện cũng xuất hiện một số hiện tượng chưa từng có.
Điện gió, điện mặt trời vẫn chưa hết “nóng”. Ngoài các dự án đã được bổ sung quy hoạch, hàng chục Giga-oát (GW) điện mặt trời, điện gió vẫn đang nằm chờ để được vào quy hoạch.
Nhiệt điện khí đang thu hút sự quan tâm của hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh Quy hoạch điện 8 dự kiến sẽ không bổ sung thêm dự án nhiệt điện than mới.
Sau cơn sốt điện mặt trời, các nhà đầu tư đang dồn dập đầu tư vào điện gió để hưởng mức giá ưu đãi hơn 2.000 đồng/số.