Lấy thị trường nội địa là trọng tâm của ngành du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có chiến lược mới và các chương trình nhằm hướng tới nhóm khách hàng này.
Vốn bị đẩy lại phía sau, giờ ngành du lịch đang tập trung vào thị trường 80 triệu khách nội địa với kỳ vọng có sự tăng trưởng bứt phá về lượng khách và doanh thu trong năm 2021.
Từ tháng 7, khi học sinh bắt đầu được nghỉ hè, các gia đình đổ xô đi du lịch nên giá vé máy bay tăng mạnh. Nếu bây giờ mới mua vé, mua tour, sẽ phải trả nhiều tiền hơn.
Giá đặt phòng trực tuyến các khách sạn 5 sao ở TPHCM đang rẻ “kỷ lục”. Với mức giảm đến 40%, giá chỉ 1 triệu đồng/ngày, điều này đã khiến người ở TP.HCM hứng thú đi du lịch "bụi" trong khách sạn.
Tổng cục Du lịch đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ 2/9 từ thứ 4 đến hết tuần nhằm kích cầu du lịch nội địa. Các kỳ nghỉ lễ tương tự cũng nên xem xét kéo dài.
Các công ty lữ hành, địa phương đang ngóng đợt kích cầu du lịch lần hai trong bối cảnh mới. Song, nhiều ý kiến cho rằng đã tham gia kích cầu, các bên không nên bội ước khiến du khách quay lưng, còn lữ hành thấy bị coi thường.
Việt Nam kích cầu du lịch nội địa trong bối cảnh không nhiều yếu tố thuận lợi. Vì thế, dù lập tức tung ra nhiều tour tuyến giảm giá, song các DN lữ hành lần này thận trọng hơn, vừa làm vừa thăm dò theo kiểu “ăn chắc mặc bền”.
Hơn 100 doanh nghiệp du lịch trên cả nước và đại diện Hiệp hội du lịch các khu vực, lãnh đạo 8 tỉnh Tây Bắc đã bắt tay kích cầu du lịch nhằm phát triển du lịch khu vực này.
Khi Covid-19 ập đến, không có khách quốc tế, khi hẫng hụt về nguồn khách và doanh thu mới thấy du lịch chưa đi bằng hai chân vững vàng. Cần nhìn nhận lại thị trường du lịch nội địa và có cách tiếp cận mới.
“Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam - không thể coi khẩu hiệu đó như lời kêu gọi du khách giải cứu du lịch, một sự thương hại như giải cứu nông sản. Họ đi du lịch vì Việt Nam rất đẹp, vì Việt Nam xứng đáng để đi”.