Giá cá mú tại Khánh Hòa hiện đã giảm hơn 50% so với trước đây nhưng vẫn tồn hàng trăm tấn do thương lái ngưng mua đã 2 tháng nay, người nuôi cá mú đang gặp nhiều khó khăn.
Trong tuần qua, giá lợn hơi tiếp tục giảm, về dưới mốc 40.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất kể từ cuối năm 2019. Trong khi đó, cua lông Thượng Hải vốn khan hiếm và đắt đỏ nay tràn chợ Việt và được bán với giá khá rẻ.
“Hôm qua thương lái vẫn trả giá lợn hơi 30.500 đồng/kg, sáng nay đến bắt lợn lại thông báo chỉ còn 29.500 đồng/kg”, ông Chung buồn rầu nói. Mức giá này khiến người chăn nuôi như ông rơi vào cảnh khủng hoảng giá lợn như năm 2017.
Cá tầm Sapa được bán với giá từ 200.000 đồng/kg. Song thời gian gần đây, trên chợ mạng, tiểu thương rao bán cá tầm Sapa chỉ hơn 100.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thừa nhận, ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm, chưa dự báo thị trường và điều tiết trong điều kiện bình thường, cần chấn chỉnh lại.
Thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) so với tổng sản lượng thịt lợn trong nước. Thế nên có thể khẳng định nhập khẩu không phải là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giá lợn hơi xuống thấp thời gian qua.
Chuyên gia cho rằng, sự phân bổ lợi ích trong chuỗi sản xuất chăn nuôi rất bất hợp lý. Khi giá lợn hơi rất rẻ thì giá thịt lợn thành phẩm ngoài thị trường lại rất cao. Người chăn nuôi luôn yếu thế, chịu lỗ nặng.
Táo mật Nhật Bản có giá tới 1,5 triệu đồng/kg vẫn khó mua. Trong khi đó, bưởi đặc sản của Việt Nam hiện có giá chỉ 9.000 đồng một quả.
Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam phải mua sầu riêng Musang King đông lạnh với giá 1,6-1,8 triệu đồng/kg thì nay có thể mua sầu riêng tươi với giá chỉ 250.000 đồng/kg.
Giá tôm hùm tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 3/2020 nhưng người nuôi vẫn không có lãi vì tiền xăng dầu cũng tăng gấp 2 lần năm trước.