Nếu đầu năm 1 tấn mít thái bán ra được 20-30 triệu thì hiện tại, cùng 1 tấn, người nông dân chỉ thu về 2-3 triệu.
Dù đã và đang nỗ lực "giải cứu", nhưng tại địa phương ven biển của Sóc Trăng vẫn còn tồn đọng gần 20.000 tấn củ hành tím. Nếu không tiêu thu kịp thời sẽ gây hư hỏng, thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất.
Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 khiến việc vận chuyển, tiêu thụ những nông sản Sóc Trăng như: nhãn, bưởi, vú sữa, xoài, cam sành… và đặc biệt là lúa hè thu đang vào mùa thu hoạch gặp khó khăn.
Tại Hậu Giang, hiện có khoảng 52 tấn chôm chôm, 55 tấn dưa lê, 73 tấn nhãn… đang tới vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến việc tiêu thụ hàng hóa ở Lâm Đồng. Ước tính hàng triệu cành hoa, hàng trăm tấn hoa quả và rau các loại đến vụ cần được hỗ trợ tiêu thụ.
Khẩn trương rà soát lại những v khó khăn, vướng mắc để giải quyết thỏa đáng, giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Ngành hàng thực phẩm tươi sống TikiNGON cải tiến mô hình “Từ Nông trại đến Bàn ăn”, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM triển khai chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” nhằm hỗ trợ tiêu thụ nguồn nông sản trên nền tảng số.
Không chỉ nông sản phải đổ bỏ, việc ùn tắc ở cửa khẩu giáp Trung Quốc có thể khiến các doanh nghiệp sản xuất bị chậm hàng, dừng hàng, bị thiệt hại lớn nếu phải dừng dây chuyền sản xuất.
Bộ Công Thương lại khuyến nghị giảm sản xuất tự phát, tăng sản xuất theo tín hiệu thị trường và theo đơn đặt hàng.
Mỗi ngày, container chở nông sản lũ lượt dừng bên lề đường quốc lộ 1 để bán tháo hàng chục tấn nông sản không thể xuất biên.