Lực lượng quản lý thị trường lại phát hiện một công ty đang hoạt động phân loại găng tay y tế đã qua sử dụng, được tái chế đóng hộp thành phẩm.
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Lợi dụng nhu cầu sử dụng của người dân đối với các mặt hàng trang thiết bị y tế ngày càng tăng cao, nhiều tổ chức và cá nhân đã buôn bán hàng giả để trục lợi.
Hơn 47 tấn găng tay y tế phế phẩm, đã sử dụng, trong đó có 11 tấn là rác thải y tế nguy hiểm bị phát hiện tại Bình Dương. Tại Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện 1.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Kinh doanh hàng xách tay mà không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan (hàng nhập lậu), có giá trị 100 triệu đồng có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.
Nghị định 98/2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 15/10. Điều đáng chú ý trong Nghị định này là thay đổi mức phạt đối với một số hành vi buôn bán mỹ phẩm giả.
Hàng nghìn chiếc áo phông giả các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Nike, Lacoste, Gucci... vừa bị phát hiện tại Hải Dương. Trong khi đó, lực lượng chức năng cũng mới tiến hành tiêu hủy 15 tấn hàng giả tại một công ty ở Hải Dương.
Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) vừa phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc giả nhãn mác Việt Nam xuất đi Ấn Độ. Cơ quan chức đang tập trung làm rõ vụ việc nói trên.
1.348 máy hút thuốc lá điện tử và các phụ kiện thay thế... không có hoá đơn chứng từ vừa bị phát hiện trong quán cà phê ở Hà Nội. Còn ở Bắc Ninh, 900 bộ máy hút mũi và 358 chiếc bình đựng sữa giả bị thu giữ.
Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng kiểm tra gần 100 xe ô tô tải hạng nặng chở hàng không có người nhận tại khu vực cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai.
Theo thông tin từ Cục Điều tra Chống buôn lậu, số hàng trong 100 xe tải hàng Trung Quốc nhập vào tỉnh Lào Cai bao gồm rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả chân gà, thuốc bắc và cả hàng hiệu giả.