Một chương trình kích cầu du lịch nội địa trên toàn quốc được phát động trong tháng 5 này, đặt an toàn sức khỏe cho khách lên hàng đầu, giảm giá sâu và gia tăng giá trị. Đây là thời điểm vàng để người dân đi du lịch trong nước.
Giảm giá, miễn phí vé vào các điểm tham quan, ưu đãi giá phòng, giá tour,... là những chính sách hấp dẫn được nhiều địa phương áp dụng để kích cầu du lịch.
Ngoài các chương trình giảm giá, ưu đãi, để kích cầu và phục hồi du lịch nội địa thành công, các doanh nghiệp lữ hành và chuyên gia đề xuất phát tiền cho người dân đi du lịch, cho học sinh nghỉ hè hết tháng 9.
Nhiều người đổ đi du lịch trong tháng 6, tận dụng giá vé máy bay, phòng khách sạn rẻ, vắng khách. Dịp này, hàng loạt tour kích cầu, tour mới cũng dồn dập ra mắt, đón đầu lượng khách dự báo tăng mạnh trong tháng 7.
Các công ty lữ hành, địa phương đang ngóng đợt kích cầu du lịch lần hai trong bối cảnh mới. Song, nhiều ý kiến cho rằng đã tham gia kích cầu, các bên không nên bội ước khiến du khách quay lưng, còn lữ hành thấy bị coi thường.
Từ nay đến hết 31/7, khi tham quan di sản Huế sẽ được giảm 50% giá vé; Quảng Ninh miễn phí vé tham quan vịnh Hạ Long, Yên Tử; Nha Trang miễn thuế thuê bãi biển,... nhiều địa phương đang nỗ lực giảm giá thu hút khách du lịch.
Sau dịch Covid-19, nhiều người ngại đi du lịch đoàn đông. Tự đặt vé máy bay, phòng khách sạn, lên kế hoạch đi chơi,... khách ngày càng muốn tự lo cho chuyến đi của mình. Lữ hành vì thế khó bán tour.
Việt Nam kích cầu du lịch nội địa trong bối cảnh không nhiều yếu tố thuận lợi. Vì thế, dù lập tức tung ra nhiều tour tuyến giảm giá, song các DN lữ hành lần này thận trọng hơn, vừa làm vừa thăm dò theo kiểu “ăn chắc mặc bền”.
Từ chỗ đón 3 triệu du khách năm 2019, dịch Covid-19 xảy ra khiến du lịch Hà Nam thiệt hại nặng nề. Tỉnh đang nỗ lực kích cầu du lịch nội địa.
Nếu kích cầu du lịch lần đầu khó 1 thì chương trình kích cầu lần thứ hai “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” khó 10 bởi mọi yếu tố bất lợi nên rất cần các địa phương, doanh nghiệp du lịch có giải pháp sáng tạo, đột phá.