Trong thời gian thực hiện giãn cách thêm 30 ngày, kể từ 0 giờ ngày 16/8, UBND TPHCM cho phép thêm nhiều đối tượng, loại hình kinh doanh được hoạt động trong các khung giờ quy định.
Trong những ngày chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chợ lưu động kiểu mới đã xuất hiện tại các nhà văn hóa ở Hà Đông, Hà Nội để phục vụ bà con các mặt hàng thiết yếu.
Hơn một năm dịch bệnh khắp nơi khiến công việc kinh doanh khách sạn của chị Mai ế ẩm, khoản tiền tích trữ không còn, nợ ngân hàng và khoản vay lãi trả góp hàng ngày khiến người phụ nữ này kiệt sức.
Bị cả nhà phản đối vì nghỉ việc lương tháng 15 triệu để bán hàng online. Suốt một năm không ai tin tưởng mình thành công nhưng người phụ nữ trẻ đã chứng minh được mình đúng.
Qua 4 đợt càn quét của đại dịch Covid-19, ngành nghề chăm sóc sức khoẻ - làm đẹp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều ông chủ chuỗi phòng gym, chủ hãng spa từ chỗ cơ ngơi tiền tỷ bỗng chốc rơi vào thảm cảnh phá sản, nợ nần chồng chất.
Khi vó bò Hòa Mã, phở gà Mai Anh và nhiều quán ăn nổi tiếng ở Hà Nội chỉ bán được khoảng 30-50% so với trước dịch, phở Thìn Lò Đúc hay bánh mì Hoàng Long vẫn đóng cửa im lìm.
Sau hơn 2 tuần TP.HCM cho phép bán mang đi, ngày càng nhiều hàng quán mở lại. Chủ quán vui mừng khi liên tục được chốt đơn, mong chờ ngày người dân được mua trực tiếp.
Việc đua nhau xây các tòa nhà văn phòng đã dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Nhiều công ty chuyên về bất động sản văn phòng đang phải vật lộn với vấn đề ảm đạm trong kinh doanh.
Một chuỗi cửa hàng không có nhân viên bán, với không gian khoảng 10 m2, những người dân khi đến đây mua và tự bỏ tiền vào hộp, nếu hoàn cảnh khó khăn có thể mua trước trả tiền sau.
Lượng tin đăng bán khách sạn khu vực phố cổ Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều với các mức giá khác nhau. Trong đó có khách sạn được rao bán với giá trung bình gần 2 tỷ đồng/m2 giữa đại dịch Covid -19 khiến nhiều người phát “sốc”.