Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm trần lãi suất, ngày 17/3, nhiều ngân hàng thương mại đã lập tức điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm dưới 6 tháng.
Chênh lệch giữa lãi suất tiết kiệm online và lãi suất tiết kiệm tại quầy ở cùng kỳ hạn tại một số ngân hàng hiện nay lên đến hơn 1%/năm.
Tín dụng ngân hàng 4 tháng đầu năm tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, giới chuyên môn kỳ vọng từ quý 3 trở đi sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, đảm bảo phục hồi nền kinh tế.
Ngân hàng Chính sách Xã hội đề xuất phương án trong năm 2020 sẽ giảm lãi vay 15% với các hộ nghèo và giảm 10% với các đối tượng chính sách ở các chương trình khác.
- Lần thứ 2 từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm, giúp các DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn giá rẻ.
- Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi, các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt hạ lãi suất huy động tại quầy với mức giảm cao nhất tới 0,5%. Trong khi đó, hình thức gửi online vẫn được hưởng lãi cao.
Biểu lãi suất tiền gửi áp dụng từ tháng 4 của các ngân hàng thương mại cho thấy xu hướng giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng, có nơi giảm tới 0,55% so với tháng 3.
Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng từ ngày 13/5. Mặc dù vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng hiện nay vẫn được các ngân hàng giữ ở mức cao.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm online hơn lãi suất huy động tại quầy phổ biến từ 0,3-0,6%, thậm chí tới 1,1-1,2%. Hiện lãi suất gửi tiền online cao nhất thuộc về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), với mức 8,76% ở kỳ hạn 18 tháng.
Dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình giảm chi tiêu, tiết kiệm được một khoản kha khá, nhiều người băn khoăn chuyện gửi ngân hàng để sinh lời.