Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã viết thư gửi cảm ơn các nhà khoa học làm việc trong ngành nông nghiệp kèm lời nhắn: Đừng để hoạt động nghiên cứu khoa học rơi vào cái bẫy “hành chính hoá”, chấp bút đề tài nghiên cứu như được lập trình trước.
Ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đã đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương mức đóng góp 26% vào GDP toàn quốc.
Không có tiềm năng phát triển nông nghiệp như ở Việt Nam, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD năm 2019, trong khi Việt Nam là 1.000 USD.
Dù là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam vượt qua biến cố, song theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong giai đoạn tới, nông nghiệp Việt Nam phải vượt qua được “lời nguyền” manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.
Chuyển đổi số sẽ kết nối người tiêu dùng nông sản với các hộ nông dân, để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn khi cây lớn, ra hoa, kết trái và hưởng thụ sản phẩm. Đó là một thị trường đẳng cấp và sẽ xuất hiện trong tương lai.
Đứng trước nhiều thách thức, nhất là thiên tai dịch bệnh, song nhiều chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và vẫn duy trì được sự phát triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam thành cường quốc nông sản, đảm bảo an ninh lương thựcc quốc gia.
Sản xuất nông nghiệp giờ không thể trông trời, trông đất, trông mưa,... mà phải trông vào dữ liệu. Thế nên, 9 triệu hộ nông dân phải cùng số hoá làm cuộc “đại thay đổi” trên 7 triệu mảnh ruộng, dựng kho dữ liệu để tiến lên làm ăn lớn.
Đã có nền tảng thì cần kế thừa, cần quyết tâm đặt ra mục tiêu xuất khẩu năm 2022 vượt trên 50 tỷ USD, đừng quá khiêm tốn. Trụ đỡ mà thụt lùi thì đất nước thụt lùi.
Để trở thành cường quốc nông nghiệp thì chục triệu hộ nông dân, hàng trăm ngàn DN nông nghiệp, các bộ ngành,... cần bắt đầu hành trình thay đổi. Còn nếu không, nông nghiệp Việt vẫn luẩn quẩn với lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”.
Với vai trò là trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn duy trì khả năng chống chịu cao trong đại dịch Covid-19 cùng tiềm năng thúc đẩy phục hồi kinh tế đứng thứ hai trong khu vực.