Vẫn còn gần 4.600 container nông sản ùn ứ tại Lạng Sơn nhưng chỉ còn cửa khẩu Hữu Nghị hoạt động, cửa khẩu Tân Thanh và Chi Ma đã tạm ngừng.
Chưa năm nào như 2021, nông sản xuất khẩu hết tắc nghẽn trên đường ra cảng biển lại ùn ứ ở các cửa khẩu. Song, thế mạnh này của Việt Nam vẫn tạo nên kỳ tích chưa từng có, kim ngạch xuất khẩu đạt tới hơn 47 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết nông sản xuất sang Trung Quốc vẫn không tuân theo các chuẩn mực thương mại quốc tế nên thiệt hại nhiều năm qua vẫn nghiêng về phía người xuất khẩu Việt Nam.
Phải thiết lập những trung tâm sơ chế, kho lạnh, bảo quản hàng tại khu vực dọc hành lang biên giới. Đồng thời sớm hình thành chuỗi logistics có hệ thống.
Cùng với mít Thái da xanh, những ngày này thanh long tiếp tục “dội chợ” Hà Nội với rẻ hơn rau, thậm chí có loại chỉ 4.000 đồng/kg. Nguyên nhân do không thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Tại các cửa khẩu, nông sản tươi là rau củ trái cây gần như không thể thông quan sang Trung Quốc, còn hàng nông lâm sản khô thì thông quan được một lượng rất nhỏ.
Các “đại gia” trong ngành chế biến hứa sẽ thu mua các loại trái cây tươi khi xe container trên cửa khẩu quay đầu về, còn hệ thống siêu thị sẵn sàng thu mua giúp bà con nông dân để đưa nông sản vào siêu thị bán không lợi nhuận.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang bị ách tắc, ùn ứ tại cửa khẩu. Các loại trái cây của nước ta lại vào mùa thu hoạch với sản lượng 2,7 triệu tấn. Cơ quan Bộ NN-PTNT đề nghị đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tăng đi đường biển.
Câu chuyện ùn ứ nông sản ở cửa khẩu đã được nhắc nhiều, nguyên nhân cũng được chỉ rõ. Song, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chúng ta mắc chứng “hay quên”, lại thêm bệnh “tự bằng lòng” nên ùn ứ thành điệp khúc.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Trong đó, thực hiện mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản.