Bộ Công Thương cảnh báo trường hợp hệ thống điện dư thừa công suất đang phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ là tình huống nguy hiểm.
Việc dư thừa điện ở một số thời điểm khiến nhiều dự án điện mặt trời, điện gió sẽ bị cắt giảm công suất phát lên lưới, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Giờ đây, vấn đề tích trữ điện mặt trời cần được đặt ra nghiêm túc.
Mức giá hơn 2.000 đồng/kWh (tương đương 9,35 cent/kWh) đã kích thích nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào điện mặt trời. Nhưng đến nay, nhiều nhà đầu tư, cả tư nhân và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đều đối mặt tình huống không thể ngờ đến.
Nhiều người dùng hiện nay cho rằng, sử dụng đèn năng lượng để thắp sáng nhằm tiết kiệm điện hơn so với sử dụng các thiết bị khác, nhưng sự thật có đúng là như vậy?
Bộ Công Thương tiếp tục thông tin về tình hình vận hành hệ thống điện khi thừa nguồn và quá tải lưới truyền tải điện liên kết trong thời gian qua.
Chuyện thừa điện vài tháng nay được nói đến nhiều. Đó là thực tế. Nhưng nói đầy đủ phải là thừa điện ở một số thời điểm trong ngày và thừa điện mặt trời với mức giá cao. Cho nên việc giảm giá điện là điều không dễ.
Chung số phận với điện mặt trời, dự kiến nguồn điện gió vào vận hành thời gian tới cũng sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết. Lý do là "thừa điện trầm trọng" ở một số thời điểm.
Sự gia tăng của điện mặt trời và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm năng lượng tái tạo trên hệ thống điện.
Các dự án điện gió đang cuống cuồng về đích sẽ đối mặt rất nhiều nỗi lo. Kể cả khi về đích thì các nhà đầu tư vẫn sẽ đối mặt không ít “cơn đau đầu” khác.
Tiêu thụ điện giảm mạnh vì Covid-19 khiến các nhà máy điện sản xuất ra không bán được, phải cắt giảm.