Sáng 2/3, Bộ Công Thương có công văn gửi các tỉnh hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch. Hướng dẫn này được ban hành sau khi thống nhất với Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế.
Tại các cửa khẩu, nông sản tươi là rau củ trái cây gần như không thể thông quan sang Trung Quốc, còn hàng nông lâm sản khô thì thông quan được một lượng rất nhỏ.
Các “đại gia” trong ngành chế biến hứa sẽ thu mua các loại trái cây tươi khi xe container trên cửa khẩu quay đầu về, còn hệ thống siêu thị sẵn sàng thu mua giúp bà con nông dân để đưa nông sản vào siêu thị bán không lợi nhuận.
Để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Tổng cục Quản lý thị trường giao chỉ tiêu tiêu thụ cụ thể cho từng Cục quản lý thị trường.
Khoảng 300.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch, Trung Quốc lại tạm dừng nhập khẩu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói Bộ NN-PTNT sẽ cố gắng hết sức để kết nối tiêu thụ, nhưng địa phương cũng phải chủ động, đừng ngồi chờ “sung rụng”.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện luồng xanh - luồng ưu tiên đối với nhóm hàng nông sản khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ.
Bộ NN-PNNT vừa có công văn gửi 4 bộ để xin cơ chế đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ, vận chuyển nông sản tại các địa phương trong điều kiện dịch Covid-19.
Sản lượng trái cây, rau củ tới 28 triệu tấn/năm, nếu cứ mãi xuất tiểu ngạch qua đường bộ, không đẩy mạnh chế biến thì hàng dội chợ, dân mua ăn tươi sao hết. Phải thay đổi tư duy để phát triển theo con đường bền vững.
Mỗi năm xuất mít sang Trung Quốc 124 triệu USD. Tuy nhiên, cuộc chơi này tập trung vào 5 cá nhân, DN Việt Nam xuất khẩu và khoảng 3 cá nhân Trung Quốc nhập khẩu qua tiểu ngạch.
Sau vụ vải Hải Dương và Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên chính thức lên sàn thương mại điện tử.