1% GDP có thể bị tác động nếu yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam

08/05/2018 15:03
Khoản chi phí khi thực hiện yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam, nhằm địa phương hóa dữ liệu có thể tác động đến 1% GDP. Việc tăng cường an ninh mạng cần phải bảo đảm sự tự do dịch chuyển luồng thông tin hay các hoạt động thương mại xuyên biên giới.

Cần chi phí lớn đế địa phương hóa dữ liệu

Nghiên cứu của Viện Brookings (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, chi phí đối với việc địa phương hóa dữ liệu ở Việt Nam là khoản tiền lớn và có thể tác động đến 1% GDP. Có hai vấn đề cần xem xét khi soạn thảo Luật an ninh mạng: Thứ nhất, việc yêu cầu doanh nghiệp đặt dữ liệu và máy chủ không được cản trở dòng chảy thông tin; Thứ hai, trao thẩm quyền thành tra cho lực lượng chuyên trách như thế nào để không gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

"Chính phủ cũng cần có những quy định về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng nhưng phải cho phép luồng dữ liệu tự do dịch chuyển qua biên giới vì đây là điều quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Địa phương hóa dữ liệu không hẳn tốt cho an ninh mạng. Việc đặt máy chủ ở nhiều địa điểm khác nhau thay vì tập trung vào 1 nơi tránh được nguy cơ toàn bộ dữ liệu bị tấn công bởi hacker" - ông Joshua P. Meltzer, nhân sự cao cấp về kinh tế và phát triển toàn cầu, Viện Brookings (Hoa Kỳ) nói.

Nghiên cứu của Viện Brookings được ông Joshua P. Meltzer trình bày tại Hội thảo "xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng: Kinh nghiệm quốc tế và góp ý của các bên liên quan tại Việt Nam", diễn ra ngày 08/5/2018. Hiện tại, bản Dự thảo Luật An ninh mạng được chỉnh sửa nhiều lần và sẽ được đưa ra cơ quan thâm tra của Quốc hội trong thời gian tới.

Có sự trùng lặp với luật đã ban hành?

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự nhắc tới Luật an toàn thông tin mạng (đã được ban hành) để tìm sự trùng lặp với Dự thảo Luật An ninh mạng. Có nhiều điểm giống nhau nhưng những nội dung mới trong trong Dự thảo cũng được thể hiện rất rõ.

"Dưới góc độ luật sư, tôi thấy không cần ban hành Luật An ninh mạng vì Luật An toàn thông tin mạng đã có nội dung bao trùm. Nhưng khi đọc kỹ, tôi thấy Dự thảo Luật An ninh mạng cũng có nội dung mới: ưu tiền bảo vệ an ninh mạng liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại; ưu tiên xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; ưu tiền đầu tư kinh phí có lưc lượng chuyên trách. Đây là cách tiếp cận mới vì nhà nước sẽ bố trí kinh phí cao lực lượng bảo vệ lợi ích của nhà nước. Rõ ràng có sự khác biệt giữa bản dự thảo này với Luật An toàn thông tin mạng đã ban hành" – ông Nguyễn Tiến Lập nêu quan điểm.

Điều 1 trong Dự thảo Luật An ninh mạng khẳng định rằng, văn bản này quan tâm tới việc bảo vệ an toàn về nội dung và hệ thống thông tin. Mục tiêu cao nhất là "bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội". Việc bảo vệ dữ liệu của cá nhân và tổ chức, bảo vệ quyền riêng tư là những vấn đề chưa được đề cập tới trong Dự thảo Luật.

"Chỉ riêng việc xử lý thông tin sai lệnh, xuyên tạc để bảo vệ người dân, tổ chức cũng rất khó có hiệu quả. Buổi thảo luận tại Trường chỉnh sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho tôi thấy được 3 giải pháp chỉnh là: tổ chức thẩm định để đánh giá thông tin; nâng cao trách nhiệm xã hội của các công ty công nghệ; đào tạo và giáo dục, xóa nạn mù chữ của người dân khi tiếp xúc với truyền thông và kinh tế số. Đây là 3 giải pháp đã được đề xuất trình lên Chính phủ các nước ASEAN" – Ông Nguyễn Tiến Lập nói

1% GDP có thể bị tác động nếu yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam - Ảnh 1.

Dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam.

Vấn đề trong Dự thảo luật An ninh mạng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước được nhấn mạnh trong khi doanh nghiệp và người dân chưa được quy định rõ. Tuy nhiên, sự phối kết hợp chặt chẽ của 3 chủ thể này mới có thể giúp bảo vệ an ninh mạng.

"Việc đảm bảo an ninh mạng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, mà còn có vai trò của người dùng và doanh nghiệp. Ba trụ cột này ngang hàng nhau trong việc bảo vệ thông tin. Dự thảo Luật lần này chú trọng đến trụ cột thứ nhất trong khi chưa lường hết tất cả các tác động. Nếu không có quy định rõ về vấn đề này sẽ dẫn đến nguy cơ kiểm tra tràn lan, gây rủi ro cho người dân và doanh nghiệp" – ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông góp ý.

Nhưng vấn đề trong Dự thảo Luật An ninh mạng đã nhiều lần được nêu lên. Đó là yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ tại Việt Nam, hay những điểm tương đồng với Luật An toàn thông tin mạng đã ban hành,… Tuy nhiên, vấn đề còn liên quan đến cách thức xây dựng luật pháp hiện nay.

"Tôi đã có ý kiến về những điểm giống nhau của 2 luật tại cuộc họp Đại biểu Quốc hội chuyên trách. Nhưng ý kiến của tôi chỉ là thiểu số. Việc xây dưng dự thảo luật ở Việt Nam được giao cho các bộ ngành. Nên có những điểm tương đồng nhưng vẫn không kết hợp được" - Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
7 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
8 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
9 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".