10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ

27/09/2020 19:55
Ngân hàng và dầu khí là 2 nhóm ngành có mức tăng tốt ở tuần giao dịch vừa qua. Cả STB và OGC đều tăng mạnh và có giao dịch "khủng".

Thị trường chứng khoán tăng điểm nhẹ trong tuần từ 21-25/8 với thanh khoản cải thiện hơn. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 7,32 điểm (0,8%) so với tuần trước đó lên 908,27 điểm; HNX-Index tăng 2,321 điểm (1,8%) lên 131,52 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,7 điểm (1,16%) lên 61,29 điểm.

Thanh khoản hai sàn niêm yết tăng với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 7.600 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên . Cụ thể, giá trị giao dịch trên HoSE tăng 11,3% lên 33.630 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 10,4% lên 1,96 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 34,4% lên 4.654 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 16,2% lên 337 triệu cổ phiếu.

Ngân hàng và dầu khí là 2 nhóm ngành có mức tăng tốt ở tuần giao dịch vừa qua với VCB (3,7%), MBB (4,5%), TCB (2,8%), ACB (2,3%), SHB (6,2%), PLX (2,4%), PVD (3,1%), PVS (5,4%).

Tăng giá

Trong khi đó, tăng giá mạnh nhất sàn HoSE là cổ phiếu "tân binh" ASG của Tập đoàn ASG ( HoSE: ASG ) với 28,3%. ASG chính thức lên giao dịch ở sàn HoSE với giá tham chiếu 30.000 đồng/cp hôm 24/9. Sau 2 phiên giao dịch, cổ phiếu ASG đều tăng trần và leo lên mức 38.500 đồng/cp. Tập đoàn ASG được thành lập vào năm 2010, hoạt động kinh doanh với 3 lĩnh vực chính gồm dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng không sân bay (cả hàng hóa và khách hàng) và dịch vụ kho bãi. Theo bản cáo bạch, doanh nghiệp cho biết đang triển khai dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng không bao gồm dịch vụ kho hàng không kéo dài và các dịch vụ liên quan tại nhà ga hàng hóa với tổng công suất phục vụ khoảng 360.000 tấn – 540.000 tấn/năm.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 1.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE. Đơn vị: đồng/cp.

Tiếp sau đó, cổ phiếu của Habeco ( HoSE: BHN ) cũng tăng giá 21% từ 59.600 đồng/cp lên 72.100 đồng/cp. Trong tuần, BHN đã tăng giá cả 5 phiên giao dịch trong đó có 2 phiên tăng trần. Tính rộng hơn, BHN đã có 7 phiên tăng giá liên tiếp và đều trên 1%. Hơn nữa, chỉ trong vòng hơn 1 tháng (từ phiên 21/8), giá cổ phiếu BHN tăng từ 48.000 đồng/cp lên 72.100 đồng/cp.

Hai cổ phiếu cũng gây được sự chú ý đến nhà đầu tư là STB của Sacombank ( HoSE: STB ) và OGC của Tập đoàn Đại Dương ( HoSE: OGC ). Cả 2 cổ phiếu này đều có điểm chung là giao dịch rất mạnh, trong đó, STB tăng 14,2% với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên lên đến hơn 29 triệu đơn vị, tăng vọt so với mức 9,4 triệu đơn vị của 10 phiên liên trước.Việc STB bứt phá và khớp lệnh đột biến đến từ "tin đồn" Thaco sẽ mua 180 triệu cổ phiếu STB (10% cổ phiếu đang lưu hành) với giá 18.000 đồng/cp từ Kienlongbank. Tuy nhiên, ngay sau đó, các lãnh đạo của Thaco hay Kienlongbank đều phủ nhận điều này.

Còn đối với OGC, cổ phiếu này tăng 10% từ 5.900 đồng/cp lên 6.490 đồng/cp. Trong tuần, OGC có một phiên giao dịch kỷ lục 40,4 triệu cổ phiếu, tương đương 13,5% vốn điều lệ.

Tại sàn HNX, cổ phiếu của Dịch vụ KT Viễn Thông ( HNX: TST ) tăng giá mạnh nhất với 49,4% từ 8.100 đồng/cp lên 12.100 đồng/cp. Mới đây, HĐQT công ty thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lãi sau thuế ở mức 4 tỷ đồng, trong khi mức trước đó chỉ là 1,6 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021-2025 với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu 10% và lợi nhuận sau thuế 15%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 2.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Hai cổ phiếu khác cũng tăng giá trên 30% đó là XNK Thủ Đức ( HNX: TMC ) và In SGK Hòa Phát ( HNX: HTP ) với lần lượt 32% và 31%. Điểm chung của 2 cổ phiếu này là đều có thanh khoản rất thấp.

Ở sàn UPCoM, cổ phiếu của Cao su y tế MERUFA ( UPCoM: MRF ) gây bất ngờ bởi mức tăng giá lên đến 60,7%. Trong tuần, MRF chỉ có 2 phiên giao dịch và đều tăng trần trong đó phiên 24/9 biên độ giao dịch lên đến 40% do trước đó cổ phiếu này đã không xuất hiện giao dịch khớp lệnh trong 25 phiên liên tiếp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 3.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Có 3 cổ phiếu cũng tăng giá trên 30% là Chế tác đá Việt Nam ( UPCoM: STV ), Lilama 69-3 ( UPCoM: L63 ) và XD và Thiết kế số 1 ( UPCoM: DCF ).

Giảm giá

Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HoSE trong tuần từ 21-25/9 là TCO của Vận tải Duyên Hải ( HoSE: TCO ) với 19%. Trong tuần TCO chỉ có 3 phiên giao dịch và đều giảm sàn với khối lượng khớp lệnh ở mức rất thấp. Các mã giảm giá trên 10% sàn HoSE có THI, HRC, TTA, PXI, VID và CRE.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 4.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Tại sàn HNX, cổ phiếu của Xi măng Quảng Ninh ( HNX: QNC ) giảm giá mạnh nhất với 34,6%. Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo về việc chấp thuận cho QNC được hủy niêm yết toàn bộ hơn 38,7 triệu cổ phiếu trên HNX từ 29/9/2020. Cổ phiếu QNC sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên HNX vào ngày 28/9/2020. Lý do hủy niêm yết là do công ty tập trung việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 5.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Bên cạnh đó, sàn HNX còn có 2 cổ phiếu giảm giá trên 20% đó là VTL của Vang Thăng Long ( HNX: VTL ) và VGP của Cảng Rau Quả ( HNX: VGP ).

Đối với sàn UPCoM, toàn bộ 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất đều có mức giảm trên 10%, trong đó có 3 mã giảm trên 30% là BVN của Bông Việt Nam ( UPCoM: BVN ), PBC của Dược Phẩm TW 1- Pharbaco ( UPCoM: PBC ) và G20 của Đầu tư Dệt may Vĩnh Phúc ( UPCoM: G20 ). Trong đó, BVN giảm mạnh nhất với 39,3%

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: STB và OGC gây bất ngờ - Ảnh 6.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
5 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.