10 năm qua, đã có khoảng 1,7 triệu người đã di cư khỏi Đồng bằng Sông Cửu Long vì hạn mặn

29/05/2024 14:12
"Hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, thu nhập giảm, người nghèo ven biển nông thôn buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng đồng để di cư đến nơi khác. 10 năm qua có khoảng 1,7 triệu người di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long…", Đại biểu Sáu nêu.

Phát biểu tại thảo luận ờ Hội trường sáng 29/5 về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, các đại biểu tiếp tục kiến nghị nhiều giải pháp cho Đồng bằng Sông Cửu Long vốn đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu.

Không thể tưởng tượng vùng sông nước mà phải thức đêm, đi nhiều cây số để xin từng xô nước cứu trợ

Đại biểu Trần Văn Sáu (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) nhấn mạnh đến sự điều hành quyết liệt của Chính phủ những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được còn nhiều khó khăn, hạn chế, những yếu tố bất lợi đến nền kinh tế, trong đó đại biểu nêu Chính phủ đã nhấn mạnh đến hệ quả của thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, sạt lở tiếp tục diễn biến khó lường, gây hậu quả nặng nề.

Theo Đại biểu Sáu nêu thực trạng: "Bà con Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng sống chung với lũ, giờ lại sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở luôn rình rập, bủa vây, cũng không thể tưởng tượng hết vùng đồng bằng sông nước mà bà con phải thức đêm đi nhiều cây số để xin từng xô nước cứu trợ!".

Đại biểu nhấn mạnh, năm 2024, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biết khốc liệt hơn và dường như không có điểm dừng, 11/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn mặn.

"Nhiều giải pháp cấp bách đã được triển khai, như trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khởi động xây dựng lại các hồ chứa nước ngọt, thay đổi tập quán canh tác, v.v..", ông Sáu nêu.

Theo Đại biểu của Đồng Tháp, Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền và nhân dân trong vùng đã tập trung nhiều giải pháp, nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn. Nhằm hạn chế và ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm, nghiên cứu và có chính sách thực hiện một số giải pháp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo hạn mặn, một trong những nguyên nhân là chúng ta đào thêm nhiều kênh rạch để tháo chua, rửa phèn, đưa phù sa vào đồng ruộng, biến những cánh đồng chết thành những vựa lúa.

"Giờ đây cũng những con kênh này lại dẫn nước biển vào đồng ruộng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, xâm nhập mặn ở diện rộng nên rất cần phải dự báo và dự báo thường xuyên, chính xác để kịp thời ứng phó", ông Sáu nêu thực trạng.

Theo ông này, việc quản lý, khai thác tài nguyên nước dưới mặt đất và khoáng sản hợp lý cũng là giải pháp cần được quan tâm. Thời gian qua, chúng ta khai thác nước dưới đất chưa phù hợp dẫn đến tình trạng sụt lún cũng như khai thác cát ở các lòng sông quá mức dẫn đến hạ thấp đáy sông, tạo điều kiện thuận lợi cho nước xâm nhập mặn sâu vào đồng ruộng.

Đại biểu cho rằng cần có khuyến cáo cần nghiên cứu xây dựng đập ngầm, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

"Giải pháp nữa là ưu tiên các nguồn vốn. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các hệ thống công trình giữ nước ngọt cho đồng bằng, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười", ông Sáu nói và lưu ý: Đây được xem là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để giải cơn khát nước ngọt cho vùng.

Theo Đại biểu, về lâu dài cần xây dựng hệ thống đê biển cùng với các cống, đập kiểm soát xâm nhập mặn. Đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo bờ biển để ứng phó với mực nước biển dâng.

"Đây không chỉ là ngăn mặn mà là câu chuyện duy trì lãnh thổ quốc gia khỏi sạt lở, sụt lún, nước biển dâng. Nếu chúng ta không hành động kịp thời, chỉ vài chục năm nữa sẽ không còn Đồng bằng sông Cửu Long", Đại biểu Trần Văn Sáu nói.

Đại biểu một lần nữa nhấn mạnh: Hạn hán xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn, thu nhập giảm, người nghèo ven biển nông thôn buộc phải rời bỏ nhà cửa, ruộng đồng để di cư đến nơi khác.

"10 năm qua có khoảng 1,7 triệu người di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long, cao gấp đôi mức bình quân của cả nước, nên rất cần phải quy hoạch và bố trí lại dân cư, ưu tiên nguồn vốn cho công việc này", ông Sáu nói.

Theo đại biểu, tình trạng hạn hán xâm nhập mặn là một hiện tượng và đã trở thành bình thường mới, cho thấy sự cần thiết phải hành động, hành động vì những thiệt hại và mất mát vượt quá khả năng chống chịu và thích ứng của người dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất cần được sự quan tâm của Chính phủ.

Tin mới

Tôm hùm và cá chết hàng loạt ở Phú Yên do ô nhiễm nguồn nước
2 giờ trước
Từ kết quả khảo sát, xét nghiệm các mẫu nước tại vùng nuôi tôm hùm và cá tại xã Xuân Cảnh (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định nguyên nhân khiến tôm, cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước. Đáng chú ý, nhiều chỉ số môi trường tại vùng nuôi trồng thủy sản này đã vượt ngưỡng cho phép.
300 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo tại Chung kết EURO 2024
2 giờ trước
Giá quảng cáo cho chương trình bế mạc EURO 2024 cao gấp 6 lần so với khai mạc.
Đây là smartphone giá rẻ với thiết kế "chất chơi" nhất hiện nay: Mặt lưng có cả ốc vít, hỗ trợ lắp thêm phụ kiện
22 phút trước
Thiết kế này độc đáo đến độ nhiều mẫu máy cao cấp cũng phải "ngước nhìn"
Tốn gần 30 triệu cho đại lý đổi màu xe, chủ nhân 2 chiếc MG5 bức xúc: 'Làm ăn cẩu thả, sơn 20 ngày đã bong tróc, nhân viên đùn đẩy trách nhiệm'
7 phút trước
Việc 2 chiếc MG5 MT của chị Nguyễn Thị Quỳnh Trâm bị sơn một cách cẩu thả đang là chủ đề được bàn tán trong các hội nhóm xe MG Việt Nam.
Pin xe điện sạc siêu nhanh trên thế giới chính thức trình làng: Sạc 80% pin chưa đến 5 phút, không phải đến từ Trung Quốc
31 phút trước
Nỗi lo của người dùng về thời gian sạc xe lâu đã được giải đáp với thời gian sạc nhanh gần với thời gian đổ xăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang: Sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
8 giờ trước
Tại Họp báo thường kỳ quý II/2024 chiều ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Bộ sẽ tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với các đối tác nước ngoài.
Bình Dương giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm không đạt như kỳ vọng
11 giờ trước
Nửa đầu năm, giải ngân kế hoạch đầu tư công Bình Dương chưa đạt được kỳ vọng. Tuy nhiên phần lớn vốn chưa giải ngân tập trung tại các công trình trọng điểm có điểm "rơi" nhu cầu vốn vào các quý cuối năm 2024.
Dự thầu với giá áp đảo rồi "rút lui", một nhà thầu bị xử lý
14 giờ trước
Dự thầu với giá thấp hơn đối thủ tới 31% nhưng không tiến hành đối chiếu hồ sơ theo quy định, ETD vừa bị xử lý vi phạm.
CEO Đường sắt Việt Nam tiết lộ về kế hoạch sáp nhập Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
17 giờ trước
Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị đã xây dựng xong phương án hợp nhất hai Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn thành một công ty vận tải đường sắt.