Rất lâu trước khi trở thành một thương hiệu toàn cầu, Nike đã tạo ra một ghi chép nội bộ.
Người ta đồn đoán rằng ghi chép này được viết vào năm 1977 bởi một trưởng phòng Marketing tên Rob Strasser. Sau này, chúng vẫn được nhà thiết kế Markus Kittner chia sẻ trong nhiều thập kỷ.
Những nguyên tắc này được tạo ra với mục đích đưa Nike trở thành một thương hiệu toàn cầu.
Có lẽ sau khi đọc bài viết này, bạn có thể tạo ra những nguyên tắc cho riêng mình. Dù cho bạn đang khởi nghiệp, làm công việc văn phòng hay đang đi học…thì việc có nguyên tắc là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả. Nike đã áp dụng thành công và phát triển hơn 40 năm, hy vọng bạn cũng vậy.
1. Kinh doanh là thay đổi
Hãy cam kết rằng bạn sẽ liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh. Bởi vì cuộc sống luôn thay đổi nên những điều bạn làm trong quá khứ có thể không hiệu quả nữa. Tuy rằng những gì bạn nghĩ về tương lai cũng sẽ sai sót. Nhưng một điều quan trọng sẽ không thay đổi đó là "khách hàng luôn muốn giá và dịch vụ tốt nhất". Vậy làm sao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Điều đó phụ thuộc vào cách kinh doanh.
2. Luôn giữ tinh thần chiến đấu.
Trong trường hợp này, không phải chúng ta chiến đấu để giành các giải thưởng. Mà chiến đấu để không bị bỏ lại phía sau. Các nhà lãnh đạo thường rơi vào cuộc chiến. Họ phải liên tục thực hiện các chiến lược mới, tập trung vào khách hàng và cố gắng tạo ra bước tiến lớn cho doanh nghiệp.
3. Kết quả là thứ quan trọng nhất
Vào cuối ngày, tuần, tháng, năm hay thập kỷ... chính là thời điểm thích hợp để tổng hợp thành tích. Tôi thích một quá trình làm việc tốt nhưng không cần nó hoàn hảo, chỉ cần bạn tạo ra kết quả tốt. Và những điều hiệu quả với người khác chưa chắc đã hiệu quả với bạn. Hãy học theo những người thông minh và xem ý tưởng nào phù hợp với bạn.
4. Kinh doanh cũng như một trận chiến
Có một lý do khiến binh pháp Tôn Tử vẫn còn gây tiếng vang tới tận bây giờ.
Bởi vì cuốn sách khẳng định "kinh doanh là trận chiến" và nó phù hợp với các doanh nhân trong mọi lĩnh vực.
90% các đối thủ sẽ tiêu diệt bạn, nếu họ có cơ hội.
5. Đặt ra cam kết, thúc đẩy bản thân cũng là thúc đẩy đồng nghiệp
Hãy lập kế hoạch về các bước tiếp theo và các hoạt động cần thực hiện cũng như thời hạn hoàn thành
Đừng coi thường điều này. Hãy yêu cầu bản thân nhiều hơn, bạn gần như cống hiến chưa đủ cho dự án, cho các mối quan hệ và cuộc sống.
Đòi hỏi nhiều hơn từ các đồng nghiệp nữa, bởi vì họ cũng chưa cống hiến đủ. Nhưng đừng đòi hỏi họ nhiều hơn những thứ bạn sẵn sàng bỏ ra.
6. Biết khi nào là đủ
Hỏi ít, làm nhiều. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.
7. Không được nghỉ trước khi hoàn thành công việc của mình
Chỉ làm việc, không than vãn, không trì hoãn, không mặc cả. Chỉ cần biết nhiệm vụ tiếp theo và hoàn thành nó.
8. Tránh xa những thứ này:
● Thói quan liêu
● Tư lợi cá nhân
● Những người thiếu năng lượng và thừa năng lượng
● Những kẻ biết điểm yếu của bạn
● Bàn làm việc lộn xộn
9. Công việc không hề dễ dàng
Thực tế, có rất nhiều khó khăn trong khí làm việc. Đôi khi chúng ta phải đổ máu, mồ hôi và nước mắt để hoàn thành. Nhưng sản phẩm cuối cùng là những thứ đẹp đẽ, hoặc ít nhất nó nên như thế.
10. Làm những điều đúng đắn
Jeff Bezos rất coi trọng điều này. Theo Bezos "những điều đúng đắn" là cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Ngay từ đầu, các cổ đông không hài lòng với điều này nhưng Bezos không hề quan tâm. Ông tiếp tục làm những điều đúng đắn và tất cả chúng ta đều thấy điều đó đã được đền đáp như thế nào. Khách hàng sẽ quan tâm bạn như cách mà bạn quan tâm họ. Đối với nhân viên cũng vậy.