1. Tadashi Yanai: 23,6 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -18,4 tỷ USD
Yanai là người gây dựng và điều hành đế chế bán lẻ thời trang Fast Retailing – công ty mẹ của Uniqlo. Các thương hiệu khác của tập đoàn này bao gồm Theory, Helmut Lang, J Brand và GU. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2021, Fast Retailing đạt doanh thu 19,4 tỷ USD và lợi nhuận ròng 1,5 tỷ USD. Cuối năm 2019, Yanai tuyên bố rời hội đồng quản trị SoftBank sau 18 năm gắn bó. (Ảnh: Bloomberg)
2. Takemitsu Takizaki: 21,6 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -4,2 tỷ USD
Takemitsu Takizaki là người sáng lập Keyence, nhà cung cấp cảm biến và linh kiện điện tử cho các hệ thống tự động hóa của nhà máy. Ông thôi giữ chức chủ tịch vào tháng 3 năm 2015 nhưng vẫn ở trong ban giám đốc và là chủ tịch danh dự. (Ảnh: Keyence)
3. Masayoshi Son: 21,1 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -23,3 tỷ USD
Masayoshi Son thành lập và điều hành tập đoàn viễn thông và đầu tư SoftBank. Các nhà đầu tư vào quỹ Tầm nhìn của Son bao gồm Apple, Qualcomm, Foxconn… Quỹ này đã đầu tư vào hơn 100 công ty, bao gồm các kỳ lân Grab, Coupang, Paytm... Năm ngoái, công ty gọi xe Didi Chuxing thuộc danh mục đầu tư của SoftBank phải hủy niêm yết tại Mỹ do áp lực từ cơ quan quản lý Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).
4. Nobutada Saji: 9,3 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -0,4 tỷ USD
Nobutada Saji là Chủ tịch của tập đoàn đồ uống Suntory Holdings. Ông là thế hệ thứ 3 của gia đình sáng lập nên tập đoàn này. Từ khi điều hành tập đoàn, Nobutada tập trung vào việc mở rộng Suntory ra nước ngoài bằng việc thâu tóm và sáp nhập. (Ảnh: Getty Images)
5. Takahisa Takahara: 6,4 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -1,6 tỷ USD
Takahisa Takahara là CEO của hãng sản xuất tã Unicharm do người cha quá cố của ông, Keiichiro thành lập năm 1961. Unicharm sản xuất tã giấy thương hiệu Moony và MamyPoko, băng vệ sinh và các mặt hàng chăm sóc cá nhân khác. Khoảng 60% trong tổng doanh thu 6,6 tỷ USD hàng năm của Unicharm đến từ bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu là các nước châu Á khác. (Ảnh: ecommerceiq)
6. Shigenobu Nagamori: 4,6 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -4,4 tỷ USD
Shigenobu Nagamori là người sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của nhà sản xuất động cơ Nidec. Nagamori từng tuyên bố rằng mục tiêu của ông là đạt doanh thu 10.000 tỷ yên (91 tỷ USD) vào năm 2030, một phần bằng cách tập trung vào động cơ cho xe điện. (Ảnh: Nidec)
7. Hiroshi Mikitani: 4,4 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -3,1 tỷ USD
Hiroshi Mikitani là người sáng lập và CEO của Rakuten, "gã khổng lồ" thương mại điện tử của Nhật Bản. Năm 2015, Rakuten đầu tư 300 triệu USD vào Lyft, một đối thủ cạnh tranh của Uber và Mikitani tham gia hội đồng quản trị của công ty này. Năm 2014, Rakuten chi 900 triệu USD mua dịch vụ nhắn tin Viber, cạnh tranh với WhatsApp của Facebook. (Ảnh: Nikkei)
8. Masatoshi Ito: 4,35 tỷ USD
Không lọt Top 10 năm ngoái
Masatoshi Ito là Chủ tịch danh dự của tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, Seven & i Holdings. Tập đoàn này có hơn 79.000 cửa hàng tại 19 quốc gia với doanh thu 54 tỷ USD/năm. Seven & i Holdings được biết đến nhiều nhất với hàng nghìn cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ở Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
9. Hideyuki Busujima: 4,2 tỷ USD
Tăng/giảm so với danh sách năm ngoái: -0,2 tỷ USD
Hideyuki Busujima là con trai của người sáng lập Sankyo – một trong những nhà sản xuất Pachinko (máy bắn bi ăn tiền) lớn nhất Nhật Bản. Hideyuki là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Sankyo từ năm 2008. (Ảnh: Chaintalk)
10. Masahiro Noda: 3,5 tỷ USD
Không lọt Top 10 năm ngoái
Masahiro Noda là Chủ tịch kiêm CEO công ty công nghệ Obic. Noda bắt đầu kinh doanh bằng tiền tiết kiệm của vợ vào năm 1968. (Ảnh chụp màn hình)