12.720 đơn đặt hàng máy bay trên thế giới đang tồn đọng

28/12/2022 21:11
Dù du lịch đang trên đà phục hồi cùng với việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đi lại do dịch COVID-19, ngành hàng không thế giới vẫn chưa thể vui mừng vì phải đối mặt với một khó khăn khác: tình trạng thiếu hụt máy bay trầm trọng hậu COVID-19.

Hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới hiện nay là Boeing và Airbus đang rất tập trung để đáp ứng hàng trăm đơn đặt hàng đến từ nhiều hãng hàng không, như United Airlines hay Air India. Tuy vậy, nhiều rào cản do chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến Boeing và Airbus có thể phải trễ hạn giao máy bay.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), tập đoàn tài chính Jefferies (Mỹ) ước tính hiện đang có đến 12.720 đơn đặt hàng máy bay tồn đọng. Số máy bay cỡ nhỏ của Boeing và Airbus đã được bán hết cho tới ít nhất năm 2029.

Vào đầu tháng này, Airbus cho biết không thể hoàn thành chỉ tiêu 700 chiếc máy bay trong năm nay vì gặp vấn đề trong chuỗi cung ứng. Trước đó, Airbus đã cảnh báo chi phí năng lượng tăng cao sẽ trở thành gánh nặng cho các nhà sản xuất nhỏ nhưng cần sử dụng nhiều năng lượng, như các nhà sản xuất các vật liệu đúc và rèn.

Tình trạng hiện tại sẽ dẫn đến hệ quả giá vé máy bay ngày càng cao và vòng đời sử dụng của máy bay tăng lên.

“Mọi người đã quen với giá vé thấp trong lúc dịch COVID-19 còn hoành hành. Việc Trung Quốc đang dần mở cửa sẽ khiến tình hình tệ hơn. Không chỉ là vì thiếu máy bay mà còn do các tác nhân khác như giá dầu”, báo SCMP dẫn lời ông Ajay Awtaney, nhà sáng lập trang web LiveFromALounge.com chuyên về tin tức du lịch và hàng không.

Theo ông Steve Udvar-Hazy, nhà sáng lập của Air Lease, các đơn hàng máy bay giao tới tập đoàn cho thuê máy bay hàng đầu thế giới này trong 2 năm qua đều trễ hạn.

“Chưa có chiếc máy bay nào, cho dù là 737 MAX, A330 hay A350, giao đến cho chúng tôi đúng hạn. Tệ nhất cho đến nay là trường hợp của chiếc A321neo đã trễ từ 6-7 tháng so với thời gian trên hợp đồng. Đây là một tập hợp các vấn đề từ chuỗi cung ứng, tăng trưởng quá nhanh và thiếu lao động", ông Udvar-Hazy nói thêm.

Các hãng vận tải hiện đang có dấu hiệu chần chừ khi đặt máy bay mới của Airbus. Nhà sản xuất này đang phải đối diện với lượng đơn đặt hàng tồn đọng lên đến 6.100 chiếc cho dòng A320neo và phải mất 8 năm mới hoàn thành số lượng này.

Trong khi đó, hàng ngàn chiếc máy bay có sẵn đã được các hãng vận tải dời đến cất ở các sa mạc khi các quốc gia đóng cửa biên giới và nhu cầu đi lại giảm trong đại dịch.

Nhiều chiếc máy bay cũng không được biên chế lại vào các đội bay vì các nguyên nhân như cần bảo dưỡng toàn diện sau thời gian dài không sử dụng. Các hãng hàng không cũng không mặn mà đưa các máy bay này trở lại bầu trời.

“Các hãng hàng không sẽ kéo dài chu kỳ sử dụng của máy bay như phương án cuối cùng”, báo SCMP dẫn lời ông Sunny Xi, người đứng đầu công ty tư vấn Oliver Wyman chi nhánh Singapore.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt máy bay trên toàn cầu hiện tại cũng mang lại một điểm sáng: người lao động trong ngành công nghiệp này có lẽ sẽ khó bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải đang xảy ra gần đây.

“Các đơn hàng tồn đọng đủ lớn để khiến suy thoái kinh tế không thực sự quan trọng vào lúc này", ông George Ferguson, một nhà phân tích từ dịch vụ phân tích Bloomberg Intelligence cho biết.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.