15 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất sàn chứng khoán vay nợ gần nửa triệu tỷ đồng

02/11/2022 10:37
Thống kê cho thấy tại thời điểm 30/9/2022, tổng dư nợ (bao gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn) của 15 doanh nghiệp này rơi vào khoảng 425.750 tỷ đồng.

Ba phần tư chặng đường của năm 2022 đi qua, đồng nghĩa với việc khép lại mùa kinh doanh quý 3, các “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán (không bao gồm nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) cũng đã lộ diện.

Tại thời điểm 30/9/2022, thống kê cho thấy có ít nhất 15 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tổng lượng tiền (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) của 15 doanh nghiệp này lên đến 351.000 tỷ đồng, tương đương 14,3 tỷ USD, tăng hơn 28.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trước bối cảnh lãi suất tăng mạnh như hiện nay, bên cạnh việc doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt và tiền gửi được hưởng lợi, nhà đầu tư lại ít chú ý rằng điều này sẽ kéo theo chi phí sử dụng vốn các doanh nghiệp này sẽ tăng mạnh hơn.

Tính đến thời điểm 30/9/2022, thống kê cho thấy tổng dư nợ (bao gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn) của 15 “đại gia” sở hữu nhiều tiền mặt nhất rơi vào khoảng 425.750 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc, chi phí cho các khoản nợ vay của các doanh nghiệp ngày càng “phình” ra.

15 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất sàn chứng khoán vay nợ gần nửa triệu tỷ đồng - Ảnh 1.

Trong đó, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) dẫn đầu bảng với dư nợ hơn 172.500 tỷ đồng, nhiều hơn 35.000 tỷ đồng so với tổng nợ vay của Hoà Phát (HPG) và Novaland (NVL) cộng lại.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, sau 9 tháng, Vingroup đạt tổng doanh thu thuần 60,4 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.739 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.571 tỷ đồng. Tổng tài sản đến hết quý 3/2022 của Vingroup đạt 556.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay và phát hành trái phiếu của Vingroup trong 9 tháng đầu năm là 8.098 tỷ đồng.

Đứng vị trí thứ 2 là Novaland với gần 72.000 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính, trong đó 58% là nợ dài hạn với 41.600 tỷ đồng; còn lại hơn 30.000 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn.

Tiếp theo, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) xếp thứ 3 với tổng vay nợ gần 66.000 tỷ đồng . Được biết, HPG nắm giữ “ngôi vương” doanh nghiệp nhiều tiền nhất sàn chứng khoán từ nhiều năm nay.

Mặc dù đã dự báo trước, Hòa Phát vẫn gây "sốc" khi bất ngờ lỗ lịch sử 1.786 tỷ đồng trong quý III, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu đạt 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.

Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy tích cực, nợ vay của "ông lớn" ngành thép tăng mạnh 8.200 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn đạt 52.870 tỷ đồng và nợ vay dài hạn đạt 12.629 tỷ đồng. Khoản vay nợ lớn này khiến Hòa Phát phải trả hơn 2.151 tỷ đồng chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 13% so với cùng kỳ 2021.

Danh sách doanh nghiệp có nợ vay lớn còn xuất hiện MWG với khoản nợ vay hơn 22.800 tỷ đồng . Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm 74% ở mức hơn 16.857 tỷ đồng, còn lại gần 6.000 tỷ đồng là nợ vay dài hạn. Chi phí lãi vay của MWG trong 9 tháng đầu năm đạt 1.001 tỷ đồng, tính riêng quý 3 doanh nghiệp này phải trả 435 tỷ đồng chi phí lãi vay, tăng 164% so với quý 3/2021.

Các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt khủng có tổng nợ vay trên 10.000 tỷ đồng còn có FPT (18.330 tỷ đồng), Petrolimex (14.340 tỷ đồng), ACV (11.363 tỷ đồng).

Đáng chú ý, VEA và SAB là 2 doanh nghiệp ít vay nợ nhất với lần lượt hơn 200 tỷ đồng và 800 tỷ đồng. Trong đó, VEA không có nợ vay dài hạn.

Dư nợ còn lại sau khi trừ lượng tiền mặt nắm giữ của nhiều doanh nghiệp gây "bất ngờ"

Xét riêng nợ vay ngắn hạn, Tập đoàn Vingroup vượt xa các doanh nghiệp khác với dư nợ hơn 62.820 tỷ đồng. Xếp theo sau lần lượt là Novaland, Hòa Phát, Thế giới di động, FPT...

15 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất sàn chứng khoán vay nợ gần nửa triệu tỷ đồng - Ảnh 2.

Giả sử, dùng toàn bộ tiền và tiền gửi của các doanh nghiệp này để trả hết nợ vay ngắn hạn thì dư nợ còn lại khá bất ngờ. Vingroup còn hơn 34.000 tỷ đồng dư nợ, Novaland còn gần 8.000 tỷ đồng. Đồng thời, Hòa Phát còn gần 14.000 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn.

Một số các doanh nghiệp nhiều tiền mặt khác như ACV, PVGas, SAB, VEA, Vinamilk, GVR còn có thể trả hết nợ vay ngắn hạn mà vẫn còn dư ra lượng tiền vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ đồng. Cụ thể, PVGas dư khoảng 36.000 tỷ, ACV dư ra lượng tiền lên đến 33.000 tỷ đồng; và SAB dư hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhìn chung, các Tập đoàn kinh tế lớn thường đi vay sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi bởi những lợi ích trên hết doanh nghiệp đem lại cho đất nước. Song, xu hướng lãi suất tăng cao khó có thể định lượng được điều này có lợi hay hại với các doanh nghiệp này.

Đáng nói, những doanh nghiệp sở hữu quy mô tài sản lớn đi vay nợ nhiều cũng là việc bình thường. Song, việc hiểu và nắm rõ nguồn hình thành các khoản tiền mặt cho doanh nghiệp và các kế hoạch mà lãnh đạo thực hiện sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chuẩn xác hơn.

Theo nhiều chuyên gia, việc vay nợ lớn để đầu tư trong bối cảnh lãi suất đang tăng "nóng" như hiện nay gây áp lực lớn lên sức khoẻ tài chính cũng như ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Để phòng tránh rủi ro, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị điều hành và sử dụng nguồn vốn vay thật hiệu quả.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.