2 công ty giống tên, giống cả giao dịch: Hé lộ "chiếc van" đặc biệt đưa dầu Nga ra thế giới

24/03/2023 14:27
Khi cấm vận của EU lên dầu Nga thắt chặt, hoạt động giao dịch tại Nga của công ty Paramount có trụ sở tại Thụy Sĩ được tiếp nối bởi một công ty có tên gần giống như thế nhưng đăng ký ở Dubai.
2 công ty giống tên, giống cả giao dịch: Hé lộ chiếc van đặc biệt đưa dầu Nga ra thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg

Một tháng trước khi các thành viên nhóm G7 áp đặt giá trần lên dầu Nga, nhà kinh doanh kỳ cựu Niels Troost đã phát biểu tại một hội nghị an ninh lương thực toàn cầu, đặt ra câu hỏi rằng liệu động thái này có hợp lý hay không.

"Có nhiều lý do tại sao giải pháp không nhất thiết là áp giá trần cho dầu Nga," ông Troost phát biểu tại cuộc họp tháng 11/2022, lập luận rằng việc xuất khẩu dầu của Nga là cần thiết để ngăn giá lương thực tăng vọt.

2 công ty giống tên, giống cả giao dịch: Hé lộ chiếc van đặc biệt đưa dầu Nga ra thế giới - Ảnh 2.

Ông Niels Troost

Paramount SA dừng, Paramount DMCC tiếp nối

Ông Troost là người có công trong việc duy trì dòng dầu của Nga: Công ty do ông thành lập có trụ sở tại Thụy Sĩ, Paramount Energy & Commodities SA là công ty kinh doanh dầu hàng đầu từ vùng viễn đông của nước Nga cả trước và sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Tuy nhiên, việc Liên minh châu Âu (EU) thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng của Nga vào tháng 5/2022 đã tạo ra những rào cản khiến hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn.

Để duy trì khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và tránh các hạn chế của phương Tây, giao dịch tại Nga của Paramount SA đã dừng vào khoảng tháng 6. Sau đó, các giao dịch này đã được tiếp nối bởi một công ty ở Dubai được đăng kí hoạt động vào tháng 12/2020, và có tên gần giống: Paramount Energy and Commodities DMCC.

2 công ty giống tên, giống cả giao dịch: Hé lộ chiếc van đặc biệt đưa dầu Nga ra thế giới - Ảnh 3.

Paramount DMCC

Paramount DMCC dùng ngân hàng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để thực hiện các giao dịch và vận chuyển dầu thô tới các công ty ở các quốc gia khác như Ấn Độ và Trung Quốc.

Paramount SA và Paramount DMCC cho biết hai thực thể này được vận hành và quản lý “hoàn toàn độc lập” và ông Troost không có cổ phần trực tiếp trong Paramount có trụ sở tại Dubai.

Các chuyến hàng đến Nga của Paramount DMCC đôi khi vẫn sử dụng các dịch vụ bảo hiểm của phương Tây - điều này có khả năng vi phạm lệnh trừng phạt nếu xuất hiện bất kỳ lô hàng nào được bán theo giá thị trường (cao hơn giá trần cho dầu thô Nga của G7 là 60USD/thùng).

Paramount DMCC từ chối bình luận về việc họ bán các lô hàng dầu thô của Nga cao hơn hay thấp hơn mức 60 USD, với lý do bảo mật thương mại. Công ty cũng phủ nhận việc vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây, cho rằng các hoạt động của công ty tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành.

"Van dầu" ESPO ra thế giới

Ông Troost có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ của Nga và Paramount SA từ lâu đã có chỗ đứng tại cảng Kozmino - ở rìa phía Đông của Nga.

Financial Times (FT) cho biết, dầu thô được khai thác sẽ được đưa tới cảng này qua đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương dài 4.857 km và ở đây, nó có tên gọi là dầu ESPO. Dầu này sau đó được chất lên các tàu chở dầu và được vận chuyển chủ yếu tới các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc.

Dữ liệu vận tải cho thấy Paramount SA thường xuyên bán các lô hàng ESPO từ cảng Kozmino ít nhất là từ năm 2020 cho tới giữa năm ngoái. Paramount DMCC đã tiếp tục hoạt động kinh doanh này, mua dầu thô từ các nhà sản xuất tư nhân của Nga và đóng thành các đơn hàng lẻ.

Các chuyên gia vận chuyển ước tính rằng Paramount DMCC chịu trách nhiệm tới 1/4 tổng lượng dầu thô xuất khẩu từ cảng Kozmino vào tháng trước.

2 công ty giống tên, giống cả giao dịch: Hé lộ chiếc van đặc biệt đưa dầu Nga ra thế giới - Ảnh 4.

Tàu gần cảng Kozmino ở Nga. Ảnh: Reuters

Theo lệnh trừng phạt được đưa ra vào ngày 5/12, các công ty hoặc cá nhân từ các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, các quốc gia thành viên EU và Thụy Sĩ bị cấm giao dịch, môi giới, vận chuyển hoặc bảo hiểm dầu thô của Nga, trừ khi nó được bán dưới 60 USD/thùng.

FT chỉ ra rằng, ESPO đã được giao dịch với giá trên 70 USD/thùng kể từ tháng 12, như vậy bất kỳ công ty phương Tây nào tham gia vào giao dịch loại dầu này sẽ vi phạm lệnh trừng phạt.

Ở thời điểm hiện tại, FT chưa thể chứng minh được sự liên quan giữa Paramount SA có trụ sở tại Geneva và Paramount DMCC có trụ sở tại Dubai.

Ông Troost cho rằng phương Tây cần thỏa hiệp

Paramount DMCC thừa nhận có liên quan đến ít nhất 12 chuyến vận chuyển dầu thô ESPO từ Kozmino kể từ khi giá trần được đưa ra. Mỗi lô hàng có khoảng 750.000 thùng dầu, trị giá hơn 50 triệu USD theo giá thị trường.

Công ty cho biết, các hoạt động của mình “luôn được tiến hành tuân thủ các luật và quy định hiện hành, bao gồm cả hướng dẫn mới nhất của G7 về các biện pháp trừng phạt”.

Một quan chức EU liên quan đến chính sách trừng phạt thừa nhận rằng, không có quy tắc nào ngăn các công ty có trụ sở tại Dubai buôn bán dầu của Nga vượt quá giá trần, miễn là các công ty này không sử dụng các dịch vụ của phương Tây, ví dụ như bảo hiểm.

Paramount DMCC cho hay, ông Troost “không có vai trò gì trong việc thành lập công ty và ông cũng không có quyền quản lý hoặc có cổ phần trực tiếp trong công ty ở Dubai”. Công ty này cho biết thêm rằng Paramount DMCC được điều hành bởi “các công dân không thuộc Mỹ hay nhóm G7” nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Tại hội nghị tháng 11, ông Troost khẳng định rằng phương Tây phải thỏa hiệp nếu họ muốn giữ cho bánh xe của nền kinh tế toàn cầu quay.

Tin mới

5 trụ bơm xăng ở Vũng Tàu bị tác động, làm sai lệch kết quả
3 giờ trước
5 trụ bơm xăng của Công ty CP Dầu khí Thái Bình Dương ở số 3 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP. Vũng Tàu, đã bị niêm phong do chủ cơ sở có hành vi tác động vào bo mạch của cột đo xăng dầu, để làm sai lệch kết quả đo.
Cấm bán qua mạng thuốc kê đơn từ ngày 1-7-2025
2 giờ trước
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã siết chặt quản lý việc bán thuốc bằng phương thức thương mại điện tử.
Người Việt chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
2 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tính đến giữa tháng 11, nước ta chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô.
Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
2 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Smartphone mạnh nhất của Oppo ra mắt tại VN: Camera đỉnh nóc, hỗ trợ AI như Samsung, chia sẻ cả tập tin với iPhone, giá 30 triệu đồng
2 giờ trước
Oppo Find X8 và Find X8 Pro sẽ chính thức lên kệ từ ngày 7/12.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.000.407 VNĐ / tấn

21.42 UScents / lb

1.06 %

- 0.23

Cacao

COCOA

220.666.839 VNĐ / tấn

8,683.50 USD / mt

2.26 %

+ 191.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.411.778 VNĐ / tấn

295.25 UScents / lb

0.49 %

- 1.45

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.125.704 VNĐ / tấn

977.33 UScents / bu

1.33 %

- 13.17

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.110.920 VNĐ / tấn

289.55 USD / ust

0.60 %

- 1.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
3 phút trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
14 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
15 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.
Một ngành sản xuất đứng top đầu thế giới của Việt Nam đang bị xói mòn, đâu là giải pháp để cứu vãn tình thế?
21 giờ trước
Cà phê là một ngành đầy niềm tự hào của người Việt Nam, bởi vậy việc thúc đẩy mô hình canh tác bền vững chống lại biến đổi khí hậu là điều tất yếu.