Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng "top" đầu thế giới nhưng hàng Việt hầu như chưa "định danh" được trên thị trường quốc tế. Xin ông cho biết, đâu là nguyên nhân dẫn tới kết quả đáng buồn này?
Việt Nam vừa bước sang giai đoạn chuyển đổi được một thời gian. Chúng ta chuyển từ sản xuất theo quy mô sang chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng, do đó sự thay đổi không thể ngay lập tức.
Quá trình xây dựng thương hiệu đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, năng lực chế biến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp còn hạn chế.
Cá nhân tôi cho rằng, với thực trạng hiện nay, chúng ta vẫn còn hai điểm yếu.
Thứ nhất là thời gian và nguồn lực. Để xây dựng được một thương hiệu quốc gia đòi hỏi 5-10 năm, có thể là lâu hơn, cùng với đó là nguồn lực đầu tư cũng yêu cầu rất lớn. Đầu tư cho xây dựng thương hiệu cũng cần nguồn lực như chúng ta đầu tư cho khoa học công nghệ hay lĩnh vực phát triển sản xuất.
Thứ hai là năng lực và sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội, ngành hàng. Sự thay đổi về tư duy chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chiến lược sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm cuối cùng (chế biến, đóng gói) là điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay còn thiếu và yếu.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt đối mặt không ít thách thức, trong đó có việc nông sản Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng đảm bảo và chưa xác định được quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng của các thành viên tham gia sử dụng, khai thác thương hiệu tập thể đối với nông sản. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi cho rằng, trong bối cảnh thị trường hội nhập, khía cạnh về chất lượng trở thành tiêu chí hàng đầu trong cạnh tranh thương mại. Tuy nhiên, yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, hay nói cách khác đó là thương hiệu quốc gia cũng trở thành một yếu tố rất quan trọng.
Để hình thành một thương hiệu mạnh của một doanh nghiệp, ngoài yếu tố nội tại của doanh nghiệp cần có thì thương hiệu quốc gia, hay thương hiệu gắn với đặc sản địa phương đóng vai trò thúc đẩy, hỗ trợ rất hiệu quả nếu chúng ta có được thương hiệu tốt, uy tín trên thị trường.
Ví dụ, khi tiếp cận sản phẩm quả vải, ngoài yếu tố về chất lượng, thì thương hiệu gắn với nguồn gốc như: Vải Lục Ngạn, vải Thanh Hà sẽ trở thành yếu tố lựa chọn ưu tiên đối với người tiêu dùng. Vì thế, khía cạnh quản lý chất lượng là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm trong xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên, khía cạnh về vai trò của Nhà nước, các địa phương trong việc nâng cao giá trị, hình ảnh của các thương hiệu đối với người tiêu dùng cũng là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả và giá trị của một thương hiệu trên thị trường.
Trong câu chuyện xây dựng thương hiệu nông sản, ông đánh giá như thế nào về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và vai trò của doanh nghiệp, người dân. Yếu tố nào mang tính quyết định?
Như tôi đã đề cập ở trên, xây dựng thương hiệu nông sản, đặc biệt là thương hiệu quốc gia, thương hiệu gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý (đặc sản địa phương) cần dựa trên sự nỗ lực của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Nhà nước đóng vai trò xây dựng thể chế, hình thành tiêu chuẩn, nâng cao giá trị hình ảnh của thương hiệu trên thị trường, kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân đóng vai trò tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại theo tiêu chuẩn, phát triển hệ thống phân phối song hành cùng với các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Hai bộ phận đó thiếu bên nào cũng đều không thành công. Điều quan trọng là sự kết nối, đồng thuận và phù hợp giữa định hướng của Nhà nước và chiến lược của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu, đặc biệt là về sản phẩm.
Theo quan điểm của ông, thời gian tới câu chuyện xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt cần có sự đổi thay như thế nào để đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới như hiện nay?
Tôi cho rằng, cần xây dựng định hướng, chủ trương và chiến lược chung quốc gia trong xây dựng thương hiệu cho nông sản. Các ngành hàng chủ lực (hạt điều, chè, thủy sản, cà phê…) là những sản phẩm gắn với lợi thế, mang những nét đặc trưng riêng của từng ngành. Để hình thành được những lợi thế, vị trí trên thị trường thì cần phải xây dựng thương hiệu riêng, từ đó thúc đẩy vai trò, vị trí và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; thúc đẩy lợi thế của các sản phẩm vùng miền trên cơ sở xây dựng chỉ dẫn địa lý trở thành công cụ cạnh tranh trên thị trường nông sản trong và người nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần đóng vai trò chủ động trong định hướng và hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản, cần đầu tư nguồn lực đủ lớn, có kế hoạch dài hạn để tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản chủ lực.
Quá trình xây dựng thương hiệu phải gắn với vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng, sử dụng và phát triển thương hiệu nông sản, hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm để tổ chức, quản trị sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng thương hiệu một số mặt hàng chủ lực: Gạo, cà phê, cá tra và tôm; hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm bảo hộ và đăng ký thương hiệu nông sản Việt Nam.
Bộ này thông tin, ở cấp Trung ương, một số thương hiệu nông sản xuất khẩu có giá trị cao đã được triển khai hoặc đang trong quá trình xây dựng. Cụ thể như, Thương hiệu quốc gia Gạo Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE; tổ chức công bố Logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam và ban hành Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam. Chương trình xây dựng Thương hiệu cà phê chất lượng cao, Thương hiệu các mặt hàng thủy sản (tôm, cá tra) đang được chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt.
Tuy nhiên, những hoạt động nói trên chỉ mới thực hiện được một số