Thủy sản
Nhận định về nhóm ngành này, EVS cho biết, xuất khẩu thủy sản quý 1/2022 tăng trưởng mạnh mẽ. Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản tháng 3 đạt 920 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ; tính chung quý 1/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ: thị trường Mỹ tăng 42% so với cùng kỳ, Trung Quốc tăng 77%, EU tăng 37%.
Tích cực nhất vẫn là nhóm xuất khẩu cá tra khi thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Mỹ tăng 119,7% trong 2 tháng đầu năm cho thấy những tín hiệu vô cùng tích cực về nhu cầu của mặt hàng này.
Cùng với đó, việc Bộ Thương mại Mỹ công bố POR17 có thêm một số doanh nghiệp cá tra Việt Nam được hưởng mức thuế 0% sang thị trường mỹ cũng là một thông tin rất khởi sắc, dự báo cho những tháng tới rất triển vọng cho ngành thủy sản Việt Nam. Giá bán tiếp tục tăng, đặc biệt là mảng cá tra Đứt gãy chuỗi cung ứng làm gia tăng chi phí vận chuyển (thiếu hụt container, giá cước vận tải tăng) khiến cho giá thủy sản xuất khẩu liên tục tăng.
Theo Argomonitor, giá cá tra tháng hiện đang xấp xỉ 3 USD/kg, tăng 40% so với cùng kỳ. Theo dự báo của EVS, xu hướng giá này sẽ duy trì trong quý 2 và đầu quý 3/2022 do: (1) Nhu cầu nhập khẩu cao từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc; (2) Giá cá tra nguyên liệu và chi phí chăn nuôi tăng thúc đẩy giá bán tăng cao hơn.
Dệt may
Còn với nhóm ngành Dệt may, EVS cho rằng, ngành này sẽ tiếp tục phục hồi nhờ trụ cột xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may có thể đạt 42 tỷ USD (tăng 7,29% so với cùng kỳ và 7,51% so với 2019). Việc các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều đã mở cửa nền kinh tế, nhu cầu may mặc tăng cao sẽ là động lực chính cho ngành dệt may chịu tổn thương nặng nề sau 2 năm đại dịch.
Trong đó, quý 1/2022 xuất khẩu dệt may đạt 8,84 tỷ USD, tăng 22.5% so với cùng kỳ là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của toàn ngành. Hiện nay, Mỹ và EU cấm nhập khẩu bông nguyên liệu sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc), đồng thời, diễn biến dịch Covid-19 tại Bangladesh và Myanmar còn rất phức tạp. Ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt thời cơ rất kịp thời, liên tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần mà các đối thủ để lại.
Đối với thị trường Mỹ (chiếm xấp xỉ 49% xuất khẩu của Việt Nam 2021), trong khi thị phần của Trung Quốc giảm mạnh xuống 26%, Bangladesh và Ấn Độ đi ngang thì Việt Nam đã nâng được thị phần trở lại như giai đoạn trước dãn cách lần thứ 4 (xấp xỉ 14%). EVS kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn trong 2022 không chỉ ở Mỹ mà còn ở các thị trường Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhờ các hiệp định thương mại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…