2 tỷ tấn rác thải và bài toán đau đầu ám ảnh các nước giàu

12/07/2019 19:30
Từng nước một, các quốc gia đang phát triển đang từ chối nhập khẩu rác, trả bài toán hóc búa lại cho những nước giàu vốn sạch sẽ nhờ xuất khẩu rác.

Đồng loạt quay lưng với rác của "nhà giàu"

Giữ mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước thải chảy ra từ những container rác ở cảng Port Klang, Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin tuyên bố với các nhà báo rằng bà sẽ trả chúng lại nơi chúng đến. Không chỉ có bà Yeo, cả Đông Nam Á đang ngán ngẩm với rác từ những nước giàu được xuất khẩu đến khu vực.

Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, khoảng 5,8 triệu tấn rác thải đã được xuất khẩu từ tháng Giêng đến tháng 11 năm ngoái. Dẫn đầu trong nhóm này là Mỹ, Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, điều này có thể sắp kết thúc. Các chính phủ châu Á đang nói không với rác thải nhập khẩu, nguồn cung nguyên liệu chính cho các nhà máy tái chế nhựa suốt nhiều thập kỷ qua.

Không còn là nguyên liệu, các nước nhập khẩu rác đang phải đối mặt với những loại rác thải nhiễm độc, vốn khó có thể tái chế dễ dàng. Thông thường, chỉ 70% số rác thải nhập khẩu được tái chế. 30% còn lại không thể dùng vào việc gì vì bị ô nhiễm.

2 tỷ tấn rác thải và bài toán đau đầu ám ảnh các nước giàu - Ảnh 1.

Rác bị ô nhiễm được đưa đến các lò đốt rác hoặc bãi rác. Tuy nhiên, việc này cần chi phí. Một số nhà tái chế chọn cách tiêu hủy rác bằng các biện pháp thủ công, gây ra thảm họa với môi trường. Việc đốt rác diễn ra một cách lén lút và thường vào ban đêm để tránh bị phát hiện.

Cuộc điều tra của Hòa bình Xanh tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho thấy việc tái chế bất hợp pháp, đốt rác ngoài môi trường là tác nhân khiến gia tăng các căn bệnh quái ác liên quan đến ô nhiễm. Khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác vào tháng 1/2018, nó đã kích hoạt một hiệu ứng domino trên toàn châu Á. Rác được chuyển hướng tới Đông Nam Á nhưng sự quá tải khiến chính phủ các nước trong khu vực sớm phải hành động.

Malaysia ban hành lệnh cấm trong tháng 10 năm ngoái. Thái Lan ngừng cấp giấy phép nhập khẩu rác vào năm ngoái và có khả năng ban hành lệnh cấm vào năm 2020. Philippines đã gửi 69 container rác trả lại cho Canada, Indonesia cho biết họ sẽ chắt chặt các quy tắc nhập khẩu rác thải. Ấn Độ và Việt Nam cũng đã công bố những hạn chế.

Khi Đông Nam Á nói không với rác thải, các nhà xuất khẩu chắc chắn sẽ tìm kiếm những nơi khác. Điểm đến tiếp theo có thể là ở châu Phi. Tuy nhiên, mạng xã hội đang giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề rác thải trên toàn thế giới, đồng nghĩa với việc các nước giàu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình đẩy rác thải đến các nước nghèo và nước đang phát triển.

Cuộc chiến với rác

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), con người tạo ra 2,01 tỷ tấn rác thải rắn vào năm 2016. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên 3,4 tỷ tấn. Khoảng 12% tổng số rác thải đô thị năm 2016 là nhựa, tương đương 242 triệu tấn.

Giải pháp duy nhất có thể giúp thế giới tránh ngập trong rác là cải tiến công nghệ và thay đổi hành vi trong xã hội, tiến tới làm giảm thậm chí loại bỏ nhu cầu về các loại rác độc hai, khó phân hủy theo cách tự nhiên. Tận dụng mọi đặc tính của rác cũng là cách giúp con người chung sống với thứ mình thải ra một cách thoải mái hơn.

Trong rác có khá nhiều thực phẩm thừa và chất hữu cơ. Trong quá trình phân hủy, những loại rác hữu cơ này tạo ra khí metal. Người ta có thể tận dụng loại khí sản sinh ra trong quá trình rác phân hủy để sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Thái Lan đang thực hiện theo cách này.

Ngoài ra, chính bản thân rác cũng có thể được đốt để tạo ra điện. Tro đốt rác có thể được dùng cho mục đích xây dựng. Tuy nhiên, phương thức này khá đắt đỏ bởi khí độc thải ra trong quá trình đốt cần nhiều tiền của để xử lý. Ngoài ra, nó vẫn tạo ra loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

2 tỷ tấn rác thải và bài toán đau đầu ám ảnh các nước giàu - Ảnh 2.

Việc phân loại rác để tăng tính hiệu quả của quá trình tái chế cũng là một bài toán khó. Để giải quyết vấn đề nan giải này, nhiều quốc gia đang muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào việc phân loại rác, trong đó có robot để lấy gỗ và kim loại khỏi rác thải ở các băng chuyền. Thậm chí, người ta còn sử dụng các công nghệ hiện đại hơn để phân loại nhựa phục vụ tái chế. Những chất liệu không thể tái chế và chất thải hữu cơ được đưa đến các lò đốt để sản xuất điện.

Tuy nhiên, hiệu quả nhất vẫn là phân loại rác tại nhà và nó phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của con người. Việc loại bỏ các tạp chất khỏi đồ nhựa trước khi vứt đi là cách làm ở Nhật Bản và châu Âu, giúp rác thải nhựa dễ được tái chế hơn. Nếu tiếp tục coi rác là thứ đáng vứt đi càng nhanh càng tốt, con người sẽ không thể chung sống hòa bình với rác.

Ngoài ra, một biện pháp khác cũng đang được các công ty nghiên cứu là thay thế nhựa bằng một loại vật liệu ưu việt với môi trường hơn. Bùng nổ từ những năm 1950, nhựa làm thay đổi cuộc sống con người theo cả hai nghĩa tiêu cực và tích cực. Không ai có thể phủ nhận tính hữu dụng của nhựa nhưng việc chúng tồn tại hàng trăm, tới hàng nghìn năm trong môi trường lại là điều kinh khủng.

Đồ nhựa dùng một lần đang bị cấm ở nhiều quốc gia. Các siêu thị cũng đang dùng những cách khác nhau để bọc hàng hóa thay vì dùng túi nilon. Ở Việt Nam, một số siêu thị đã dùng lá chuối để gói thịt và rau, giúp giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường sau khi sử dụng một lần. Một số công ty đang phát triển loại nhựa nguồn gốc thực vật, dễ tiêu hủy để ngăn rác thải.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
8 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
9 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
9 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.