2020: Một năm ‘thời tới cản không kịp’ của Zoom, thế giới ‘cúi đầu’ trước Covid-19, riêng mình nằm trong số ít những kẻ chiến thắng

27/12/2020 09:15
CEO Eric Yuan chia sẻ: "Giống như cách mà chúng tôi đã chiến thắng năm 2020 khắc nghiệt, khi một công ty có văn hóa và sản phẩm mạnh mẽ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nó có thể vượt qua mọi thách thức".

Đó là một buổi sáng thứ Hai giữa tháng 3, các trường học ở California vừa áp dụng hình thức học từ xa. Con gái của Eric Yuan vừa ổn định trong ngày đầu tiên của lịch trình mới. Cô bé quay sang bố và nhờ ông làm điều giống như các bậc phụ huynh ở khắp nơi đang làm: Hướng dẫn sử dụng Zoom.

Yuan, CEO của Zoom kể: "Con bé chưa từng hỏi tôi bất cứ điều gì về Zoom cho đến khi đại dịch bùng phát. Tôi cũng chưa từng mong đợi như vậy bởi mục tiêu của công ty vốn dĩ là phục vụ khách hàng là đối tượng lớn hơn và doanh nghiệp. Tôi thực sự không nghĩ rằng sẽ có ngày con gái tôi phải dùng đến Zoom".

Thời điểm con gái Yuan sử dụng Zoom, ông nhận ra rằng thế giới của mình sắp thay đổi. Công cụ do ông tạo ra đang trở thành một phần vô cùng quan trọng của cuộc sống vì hàng triệu người trên thế giới phải làm việc tại nhà để tránh sự lây lan của đại dịch Covid-19.

 2020: Một năm ‘thời tới cản không kịp’ của Zoom, thế giới ‘cúi đầu’ trước Covid-19, riêng mình nằm trong số ít những kẻ chiến thắng - Ảnh 1.

Họp mặt qua Zoom đã trở thành một hình thức phổ biến trong năm qua.

Có lẽ không ai nghĩ rằng Yuan sẽ thành công như hiện tại bởi trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông đều gặp trắc trở và ở thế yếu. Ông nhập cư từ Trung Quốc đến Thung lũng Silicon năm 1997, sau 8 lần bị từ chối cấp visa. Ông được nhận vào làm tại công ty phát triển phần mềm Webex giúp truy cập máy tính từ xa và họp hội nghị thông qua kết nối Internet. Sau đó, ông tự học thêm tiếng Anh và cuối cùng nghỉ việc để phát triển một hệ thống họp hội nghị đơn giản và thân thiện hơn với người dùng.

Tuy nhiên, hầu như không có ai ủng hộ ý tưởng của Yuan. Các nhà đầu tư nói với ông rằng thị trường đã bão hòa. Bất chấp việc đó, Yuan vẫn không từ bỏ. Ông viết một lời nhắc, đặt ngoài màn hình máy tính để truyền động lực cho bản thân: "Phải làm tất cả những gì có thể để chứng minh mọi người đã sai".

Năm 2011, Yuan ra mắt Zoom và 8 năm sau, khi công ty IPO thành công, ông đã trở thành tỷ phú. Thế nhưng câu chuyện thành công của ông chưa dừng lại ở đó. Thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, Zoom mới chỉ đạt được 10 triệu người dùng mỗi ngày trong khi đến tháng 4/2020, con số đó đã tăng vọt lên hơn 300 triệu.

Vị tỷ phú chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Tất cả nhân viên và bản thân tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, chúng tôi thực sự đã giúp được rất nhiều người trên thế giới". Tuy nhiên, Yuan biết rằng con đường phía trước sẽ có không ít khó khăn bởi nguồn lực công ty không đủ đáp ứng nhu cầu bùng nổ của người dùng.

Vì vậy, Yuan quyết định tuyển dụng nhanh chóng để đảm bảo Zoom có thể đáp ứng nhu cầu cũng như phản ứng với những vấn đề mà công ty chưa từng gặp phải trước đây.

 2020: Một năm ‘thời tới cản không kịp’ của Zoom, thế giới ‘cúi đầu’ trước Covid-19, riêng mình nằm trong số ít những kẻ chiến thắng - Ảnh 2.

Eric Yuan, CEO của Zoom.

Yuan nói rằng ông cảm thấy tự tin, không chỉ vì những quyết định ông đã thực hiện trong đại dịch mà còn vì nền tảng mà ông đặt ra từ nhiều năm trước. Khi thành lập Zoom, ông đã tự hỏi mình muốn làm việc ở công ty nào trong 10, 15 hoặc 20 năm tới. Và câu trả lời rất đơn giản là công ty khiến ông hạnh phúc.

"Một điều chúng tôi luôn nói với nhân viên là ‘Mỗi sáng thức dậy, câu đầu tiên bạn nên tự hỏi là mình có cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại không?’. Nếu có, hãy nhanh chóng đến văn phòng. Nếu không, bạn có thể ở nhà", Yuan chia sẻ.

Theo vị CEO, "hạnh phúc" đã trở thành văn hóa của Zoom. Công ty có hơn 100 nhân sự tham gia vào nhóm chuyên tổ chức các sự kiện nội bộ nhằm đem lại nhiều niềm vui hơn cho mọi người. Ngoài ra, công ty cũng tìm cách lan tỏa hạnh phúc ra bên ngoài, chẳng hạn như việc cung cấp dịch vụ miễn phí cho hơn 100.000 trường học trên toàn thế giới.

Khi đại dịch bùng phát khiến số lượng người dùng Zoom tăng đột biến, Yuan đã dành thời gian để cân nhắc điều ông đang có. Ưu điểm của Zoom là sở hữu đội ngũ nhân viên tận tâm và cấu trúc sản phẩm có thể dễ dàng mở rộng. Tuy vậy, vẫn có vấn đề khi các máy chủ có thời điểm không thể đáp ứng hết nhu cầu của người dùng. Vì thế, Yuan đã bổ sung các trung tâm dữ liệu mới đồng thời phát triển nhóm dịch vụ khách hàng để hỗ trợ những người chưa biết cách sử dụng Zoom.

Đến tháng 4, nhiều vấn đề bảo mật xảy ra đã ảnh hưởng đến uy tín của Zoom, trong đó nghiêm trọng hơn cả là việc hacker có thể nghe trộm hoặc xuất hiện trong cuộc trò chuyện của người lạ. Hậu quả là một số công ty lớn và cơ quan chính phủ ngừng sử dụng Zoom để bảo đảm sự an toàn cho người dùng.

Thời điểm này, công ty gặp nhiều khó khăn do tin tức bất lợi nhưng Yuan đã đưa ra kế hoạch hành động đơn giản: Không giấu giếm và phản ứng nhanh. Không lâu sau, các lỗi bảo mật đã được khắc phục. Yuan nói: "Người dùng rất thông minh. Chỉ cần bạn minh bạch mọi thứ, họ sẽ nhận ra rằng đây là công ty mà họ có thể tin tưởng".

Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7, Yuan yêu cầu nhân viên tập trung hoàn toàn vào các tính năng bảo mật và quyền riêng tư. Bên cạnh đó, ông còn bổ nhiệm một giám đốc an ninh thông tin, nhiều kỹ sư bảo mật mới cũng như các chuyên gia bên thứ ba để kiểm tra lỗi hổng.

Kết quả là đến tháng 5, nhiều trường học và cơ quan ở Mỹ đã sử dụng Zoom trở lại, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng người dùng. Như vậy, nhờ hành động quyết liệt, Yuan đã cứu công ty khỏi việc rơi vào khủng hoảng liên quan đến quyền riêng tư của người dùng.

 2020: Một năm ‘thời tới cản không kịp’ của Zoom, thế giới ‘cúi đầu’ trước Covid-19, riêng mình nằm trong số ít những kẻ chiến thắng - Ảnh 3.

Zoom đã có một năm 2020 vô cùng đáng nhớ.

Từ đó, Zoom chuyển sang cải tiến sản phẩm một cách tổng thể hơn. Ví dụ như tháng 8, Zoom tung ra các bộ lọc mới và cải thiện khả năng khử nhiễu âm thanh. Khi nhìn vào tương lai của công việc kinh doanh, Yuan nhận thấy sẽ có những cải tiến to lớn. Ông mong muốn rằng trí tuệ nhân tạo có thể dịch giọng nói trong thời gian thực để người dùng nói những ngôn ngữ khác nhau có thể trò chuyện trực tiếp qua Zoom. Ông nói: "Với công nghệ, chúng ta không chỉ xóa bỏ rào cản vật lý mà còn cả rào cản văn hóa, ngôn ngữ và cảm xúc".

Tháng 10/2020, giá trị vốn hóa thị trường của Zoom đạt 139 tỷ USD, cao hơn cả ExxonMobil – một trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới. Công ty của Yuan công bố báo cáo doanh thu quý III, tính đến 31/10 đạt 777,2 triệu USD, tăng 367% so với một năm trước. Cổ phiếu Zoom được đánh giá là một trong những mã hoạt động tốt nhất trong năm nay với mức tăng 600%.

Trong khi đó, tài sản của Yuan từng có thời điểm tăng gần gấp đôi chỉ trong 3 tháng, từ 11 tỷ USD lên 21,3 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông sở hữu gần 18 tỷ USD. Khi được hỏi Zoom sẽ đạt được điều đó bằng cách nào, Yuan cho biết: "Giống như cách mà chúng tôi đã chiến thắng năm 2020 khắc nghiệt, khi một công ty có văn hóa và sản phẩm mạnh mẽ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nó có thể vượt qua mọi thách thức".

Nguồn: Tổng hợp

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
34 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
21 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
56 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
15 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.