21 Chủ tịch Hội tri thức người Việt ở nước ngoài tham gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

05/12/2021 21:15
"Mạng lưới các Hội trí thức kiều bảo hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ" đã mời được 21 vị chủ tịch các Hội tri thức người Việt ở nước ngoài, đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng tham gia.

Ngày 04/12/2021, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Văn phòng Đề án 844 (Bộ Khoa học Công nghệ) cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo "Kết nối chuyên gia kiều bào với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia" và ra mắt "Mạng lưới các Hội trí thức kiều bảo hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ".

"Mạng lưới các Hội trí thức Kiều bào hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ" đã vinh dự mời được 21 vị chủ tịch các Hội tri thức người Việt ở nước ngoài, đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng tham gia. Điều này đã mở ra hướng đi mới cho việc tăng cường kết nối mạng lưới chuyên gia, người Việt tại nước ngoài và tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, với hai định hướng chính: Thứ nhất, thông tin về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam sẽ được truyền tải một cách đầy đủ, liên tục và cập nhật nhất đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thứ hai, sự hợp tác giữa 2 bên là đòn bẩy giúp thu hút và thúc đẩy vai trò, sự tham gia của các chuyên gia người Việt Nam tại nước ngoài với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong nước.

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu khẳng định, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ phát huy vai trò kết nối các chuyên gia trí thức kiều bào tham gia sâu hơn nữa vào các hoạt động khoa học công nghệ trong nước và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam thông qua việc thành lập "Mạng lưới các Hội trí thức kiều bảo hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ". Đây là Mạng lưới được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Ngoại giao bảo trợ. Ông Phạm Quang Hiệu bày tỏ hy vọng thông qua Mạng lưới này, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phát huy nguồn lực, cũng như lắng nghe phản hồi từ kiều bào về những vướng mắc khi tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

21 Chủ tịch Hội tri thức người Việt ở nước ngoài tham gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ: "Bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra đến hôm nay tròn 2 năm, 2 tuần, 2 ngày, đã tạo ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các vấn đề về bảo đảm an ninh, y tế, chuỗi cung ứng hàng hóa, hệ thống giáo dục, du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn về mặt tích cực, đại dịch cũng đã tạo ra áp lực lên tất cả các quốc gia về việc thay đổi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

Tại Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ các tập đoàn lớn, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đều phải có điều chỉnh trong phương thức vận hành, ứng dụng KH&CN trong quản lý, điều hành, sản xuất, tương tác, điều chỉnh mô hình kinh doanh theo hướng thích ứng, linh động hơn với bối cảnh. Ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội cũng phải có những giải pháp ứng dụng KH&CN để bảo đảm công việc, hoạt động của tổ chức.

Đây chính là cơ hội lớn để các giải pháp sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng, thương mại hóa, đưa vào đời sống thực tiễn. Trong bối cảnh này, sự ra đời của Mạng lưới sẽ giúp thúc đẩy kết nối trí tuệ của lực lượng chuyên gia, trí thức người Việt tại nước ngoài, tối ưu hóa nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước ta. Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về mặt mục đích thời gian đầu của Mạng lưới có 02 định hướng chính: Thứ nhất, thông tin về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam sẽ được truyền tải một cách đầy đủ, liên tục và cập nhật nhất đến cộng đồng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Thứ hai, ở chiều ngược lại, thông tin về các thế mạnh của chuyên gia, trí thức kiều bào cũng sẽ được tập hợp và công bố để hướng tới các hoạt động liên kết tiềm năng. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đã giao Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Đề án 844 phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng tổ chức các buổi làm việc với các vị chủ tịch hội nhằm xây dựng kế hoạch hành động hàng năm cho mạng lưới. Từ đó tham mưu Lãnh đạo 02 Bộ các giải pháp cụ thể phối hợp với các đơn vị đang triển khai các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước, trước mắt là các Trưởng làng công nghệ trong khuôn khổ sự kiện Techfest".

Thứ trưởng Trần Văn Tùng tin tưởng rằng, từ những đóng góp chân thành, thực tế của các vị chủ tịch hội trí thức, chuyên gia kiều bào là nguồn thông tin quý báu, đặt nền móng cho việc hoàn thiện cơ chế hoạt động của Mạng lưới Các hội trí thức kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ, từ đó hướng Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam vươn tầm thế giới.

Chủ tịch các Hội tri thức người Việt tại nước ngoài

1. GS. Ts Lê Bảo Long, Chủ tịch mạng lưới chuyên gia công nghệ và phát triển kinh tế người Việt Nam tại Canada

2. GS. Trần Ngọc Anh, Đại diện nhóm Sáng kiến Việt Nam tại Hoa Kỳ

3. GS. Vũ Lê Hải, Chủ tịch CLB các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam tại tiểu bang Victoria (Úc)

4. PGS.TS Chu Hoàng Long, Chủ tịch CLB các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam tại Canberra (Úc)

5. GS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland

6. GS.TS. Nguyễn Xuân Thính, Chủ tịch mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt - Đức

7. TS. Lê Đức Anh, Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

8. GS.Ts. Mai Xuân Lý, Chủ tịch hội khoa học và công nghệ Việt Nam tại Balan

9. GS.Ts Nghiêm Đức Long, Chủ tịch CLB trí thức người VN tại New South Wales ( Úc)

10. GS. Nguyễn Quốc Sỹ (Viện sỹ Viện Hàn lâm Liên bang Nga), Chủ tịch Viện nghiên cứu VinID

11. TS. Phùng Kim San, Chủ tịch Hội trí thức Việt Nam tại Hungary

12. GS. Trần Thanh Vân ( Pháp), Chủ tịch Hội gặp gỡ VN

13. TS. Nguyễn Thụy Bá Linh, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Trẻ Việt Nam (VYA) tại Anh

14. TS. Lưu Vĩnh Toàn, Chủ tịch Hội Trí thức Chuyên gia Việt Nam tại Thụy Sĩ

15. Ông Nguyễn Xuân Đạt, Chủ tịch Cộng đồng chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ)

16. TS. Nguyễn Kim Anh, Chủ tịch Hội chuyên gia Việt Nam tại Đài Loan

17. TS. Nguyễn Quang Phước, Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc

18. GS.TS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE) tại Pháp;

19. PGS.TS. Vũ Minh Khương, Chủ tịch "Hành trình Việt" tại Singapore

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.