2/3 kịch bản cho thấy ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thể kiểm soát Trung Nguyên, nhưng để quyết định vận mệnh của tập đoàn này thì chưa chắc

26/03/2019 18:23
Trước ngày phán quyết, có 2/3 số kịch bản cho thấy ông Vũ có khả năng giữ cổ phần kiểm soát Trung Nguyên, nhưng để quyết định toàn bộ hướng đi của tập đoàn này lại là một câu chuyện khác.

Vụ tranh chấp ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập Đoàn Trung Nguyên và vợ ông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, người đang nắm giữ thương hiệu cà phê riêng King Coffee đã trở thành chủ đề "nóng" trên truyền thông trong suốt thời gian qua.

Những người theo dõi vụ ly hôn này đều đồng ý, mâu thuẫn không chỉ nằm ở phần tài sản nghìn tỷ mà quan trọng hơn là quyền sở hữu cổ phần Trung Nguyên, đồng nghĩa với quyền quyết định hướng đi, vận mệnh của tập đoàn này trong tương lai.

Ở thời điểm hiện tại, về cơ cấu và loại hình hoạt động, Trung Nguyên là Công ty cổ phần quản trị theo cách thức gia đình, chưa đại chúng. Mấu chốt nắm quyền kiểm soát hiện nay nằm ở tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), đơn vị sở hữu tới 70% cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên.

Nghĩa là ai nắm cổ phần nhiều hơn tại Trung Nguyên Investment sẽ là người chủ cuối cùng của Tập đoàn Trung Nguyên.

2/3 kịch bản cho thấy ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thể kiểm soát Trung Nguyên, nhưng để quyết định vận mệnh của tập đoàn này thì chưa chắc - Ảnh 1.

Nếu chiếu theo biểu đồ trên, cơ cấu sở hữu hiện nay tại Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm giữ 61,66% (trong đó 1,66% là thừa kế sau khi cha ông, ông Đặng Mơ qua đời), bà Thảo nắm 30%, bà Lê Thị Ước (mẹ ông Vũ) có 6,68% và một cá nhân ẩn danh sở hữu 1,66%.

Ông Vũ đang là ông chủ của Trung Ngguyên, nắm toàn bộ quyền quyết định vận mệnh của tập đoàn này.

Tuy nhiên nếu phiên toà ngày 27/3 tới đây diễn ra, kết quả trên có thể không còn chính xác nữa bởi 2 trong 3 kịch bản dưới đây:

Toà phân chia cổ phần theo nguyện vọng ông Vũ

Theo đề xuất từ luật sư ông Vũ, tỷ lệ cổ phần tại Trung Nguyên của 2 người sẽ được chia dựa trên tỷ lệ 70-30.

Loại trừ số cổ phần 1,66% ông Vũ kế thừa từ bố, số tài sản chung của hai vợ chồng tại Trung Nguyên Investment là 90%.

Như vậy, sau ly hôn, ông Vũ sẽ sở hữu 64,66% Trung Nguyên Investment (bao gồm 1,66% cổ phần là tài sản riêng được thừa kế), và bà Thảo chỉ còn 27%, thấp hơn tỷ lệ sở hữu hiện tại. Có nghĩa ông Vũ vẫn là cổ đông lớn nhất, thừa phiếu (trên 65%) để quyết định mọi vấn đề của Trung Nguyên.

Toà phân chia cổ phần theo nguyện vọng bà Thảo

Đồng ý với đề xuất của chồng, chu cấp cho 4 người con 10 tỷ đồng/năm thay vì cổ phần như ban đầu, nhưng bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã không tán thành phương án chia cổ phần tại Trung Nguyên Investment.

Bà đưa ra phương án nắm giữ 51% cổ phần tại Trung Nguyên Investment, nghĩa là ông Vũ chỉ còn lại 39%.

Dù có cộng thêm cổ phần thừa kế tử bố, hay thậm chí khoản cổ phần của cả mẹ và cá nhân ẩn danh thì ông Vũ cũng mất quyền điều hành Trung Nguyên. Thay vào đó, bà Thảo sẽ nắm quyền chi phối quyết định các hoạt động của Trung Nguyên Investment, qua đó chi phối Trung Nguyên Group và các công ty con khác.

Còn ông Vũ, dù không giữ quyền làm chủ nhưng vẫn có quyền phủ quyết các định hướng của bà Thảo.

Toà phân chia theo tỷ lệ 50-50

Một phương án khác thường được tòa lựa chọn là chia đôi theo tỷ lệ 50-50 khi hai bên không thỏa thuận được. Kịch bản này tưởng trung dung nhưng không hẳn rõ ràng với vận mệnh Trung Nguyên.

Cụ thể, theo tỷ lệ này, ông Vũ sẽ có 46,66% (1,66% thừa kế từ bố) và bà Thảo nắm 45% cổ phần tại Trung Nguyên Investment.

Ngay cả khi bà Thảo được sự ủng hộ của cổ đông ẩn danh (1,66%) thì bà cũng chỉ nắm tối đa 46,66% cổ phần tại Trung Nguyên Investment, còn ông Vũ và mẹ nắm 53,34% cổ phần.

Tuy nhiên, theo quy định tại luật Doanh nghiệp, với việc sở hữu trên 35% cổ phần, bà Thảo vẫn có quyền phủ quyết một số quyết định quan trọng của Đại hội đồng cổ đông Trung Nguyên Investment.

Tương tự kịch bản số 2, sự khác biệt trong tầm nhìn và hướng đi của Trung Nguyên giữa ông Vũ và bà Thảo, nếu không ai nhường ai, sẽ đưa Trung Nguyên tiếp tục vào vòng "nội chiến".

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
6 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
6 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
7 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
8 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
8 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.