25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ "nở hoa" hay "bế tắc"?

04/06/2019 19:04
Đến năm 2045, kinh tế số Việt Nam sẽ đi theo kịch bản truyền thống, chuyển đổi số, xuất khẩu số hay tiêu dùng số?

Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và năm 2045 do CSIRO và Bộ Khoa học Công nghệ thực hiện đã đưa ra các viễn cảnh về kinh tế cho tới năm 2030 và 2045 với 4 kịch bản dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.

Kịch bản truyền thống

Ở kịch bản truyền thống, nền kinh tế có mức độ chuyển đổi số thấp, năng suất lao động trì trệ, thâm dụng lao động trong sản xuất các sản phẩm chuyên biệt và xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 1.

Để Kịch bản Truyền thống xảy ra ở Việt Nam vào năm 2045, nền kinh tế hoặc chính trị trong nước có thể trở nên bất ổn, hoặc suy thoái kinh tế khu vực hay toàn cầu xảy ra bên ngoài Việt Nam. Mức độ quốc tế hóa cao của Việt Nam khiến đất nước dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của các quốc gia khác. 

Việc phân phối các nguồn tài nguyên không thận trọng, chi tiêu quá mức dẫn đến tích lũy nợ cao, bạo động chính trị trong nước, thảm họa thiên nhiên lớn hoặc tham nhũng tràn lan có thể làm suy yếu động lực cho tăng trưởng cao như hiện tại của Việt nam, khiến Việt Nam rơi vào vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trong nhiều thập kỷ tới. Đây là kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Kịch bản chuyển đổi số

Với chuyển đổi số, Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ số cao và ngành công nghệ thông tin và truyền thông tăng trưởng nhanh, năng suất lao động ở tất cả các ngành đều tăng.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 2.

Để Kịch bản Chuyển đổi Số xảy ra, Việt Nam phải đi theo con đường phát triển kinh tế tương tự như Hàn Quốc hay Đài Loan. Cả hai nền kinh tế này đều phát triển từ vị thế quốc gia có mức thu nhập thấp lên vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong 40 năm, hoặc từ vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình lên vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong 10-15 năm. 

Báo cáo “Việt Nam 2035” của Ngân hàng Thế giới cho rằng nếu đi theo con đường tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ đạt được vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035, có thể đạt được vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong thập kỷ tiếp theo.

Tuy nhiên, rủi ro của kịch bản này là Việt Nam có thể sẽ mất đi sự độc đáo của mình do mất sự đa dạng văn hóa trong các tập quán, cấu trúc xã hội, ngôn ngữ, lịch sử và tín ngưỡng. Tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, có nguy cơ gia tăng. 

Tự động hóa gây ra tình trạng mất việc làm hàng loạt ở một số khu vực nhất định, và tạo ra nhu cầu chuyển đổi nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều nhà máy. Các khoản vay và nợ quá lớn để hiện đại hóa công nghiệp quá nhanh làm tăng nợ công lên mức không bền vững.

Kịch bản xuất khẩu số

Nếu đi theo hướng xuất khẩu số, ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam phát triển dựa trên hoạt động gia công cho các quốc gia khác, tuy nhiên ứng dụng số trong các ngành còn hạn chế.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 3.

Kịch bản Xuất khẩu Số sẽ xảy ra nếu Việt Nam có khả năng tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giáo dục để phát triển lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là những lĩnh vực gắn với các trường đại học, trung tâm đô thị và các khu phát triển thay vì tập trung vào giáo dục mở rộng, chính sách và dự án về cơ sở hạ tầng. Có thể thu hút các công ty chế tạo và sản xuất phần cứng số lớn thông qua chính sách khuyến khích của ngành CNTT&TT và giảm thuế. 

Cần tăng cường đầu tư nước ngoài cho ngành CNTT&TT của Việt Nam, tập trung vào sử dụng lập trình viên có mức lương rẻ, dịch vụ với mức giá thấp và các sản phẩm quốc tế. Các công ty chế tạo lớn hoạt động ở Việt Nam có thể chủ động làm giảm mức lương và tốc độ tăng lương trong nước.

Bên cạnh đó, rủi ro của kịch bản này là bất bình đẳng với sự phát triển của một nền kinh tế hai tốc độ. Có nguy cơ tạo ra những khu vực phát triển thuận lợi và không thuận lợi, gây ra sự bất ổn xã hội và sự phát triển mạnh mẽ hơn của nền kinh tế phi chính thức. 

Thiếu đầu tư và đất nước bỏ lỡ cơ hội từ việc tăng năng suất trên diện rộng, mở rộng thị trường, phát triển thị trường nhờ chuyển đổi số ở các ngành, khiến cho Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong phần lớn thế kỉ này. Khai thác lao động, tài nguyên và công nghiệp: Việt Nam là mục tiêu của các doanh nghiệp quốc tế nhờ giá nhân công rẻ và chi phí nguyên liệu đầu vào thấp, không phải là nơi cung cấp sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng. 

Có rất ít chuyển giao công nghệ đi kèm với đầu tư ở Việt Nam. Mất đi các nhân lực có trình độ cao vào tay các nước phát triển do họ có thể mang lại nhiều cơ hội lớn và mức lương cao hơn.

Kịch bản tiêu dùng số

Tiêu dùng số tức là ngành công nghiệp Việt Nam ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia khác, việc này giúp cải thiện năng suất của tất cả các ngành, nhưng trong dài hạn có thể làm tăng nợ công.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 4.

Kịch bản Tiêu dùng Số có thể diễn ra trong các tình huống như giá cả hàng hóa tăng cao, đặc biệt là hàng hóa từ khai khoáng hoặc nông nghiệp. Việc này có thể khuyến khích tăng hiệu quả trong sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ. Điều này cũng có thể làm tăng tỷ giá hối đoái, tăng lương và giảm thị trường của các sản phẩm thâm dụng lao động, bao gồm các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Để kịch bản này xảy ra cần thực hiện cải cách mạnh mẽ trong việc sử dụng đất và trong ngành nông nghiệp, cũng như thu hút được cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất hiện đại từ các quốc gia khác. Đầu tư trong nước cũng tập trung vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.

Nhưng nếu trở thành một quốc gia tiêu dùng số, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển các thị trường xuất khẩu mới trong lĩnh vực công nghệ cao thông qua sở hữu trí tuệ, nền tảng, dịch vụ và tài sản số. 

Hệ thống thuế không được cải cách để tạo ra được các lợi ích về thuế cho đất nước từ các công ty thu lợi nhờ việc gia tăng thương mại và năng suất tăng ở Việt Nam. Xảy ra hiện tượng xói mòn cơ sở thuế. 

Việt Nam cũng sẽ trở thành đối tượng bị thu thập dữ liệu nhiều hơn từ các công ty nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ quốc gia. Hiện đại hóa công nghiệp diễn ra quá nhanh, dẫn đến các khoản vay mượn quá mức, khiến nợ công tăng đến mức không bền vững.

Báo cáo đánh giá: Các kịch bản trên đây đưa ra những tương lai có thể xảy xa trong vòng 25 năm tới do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến nền kinh tế số của Việt Nam. Đây là những tác nhân thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách cũng như những người đứng đầu các ngành của Việt Nam. Việt Nam nên chuẩn bị cho tất cả 4 kịch bản.

Tin mới

[Trên Ghế 46] Tìm mua xe cho sếp, trợ lý được gợi ý VinFast VF 9, lý do được chuyên gia đưa ra là gì?
4 giờ trước
VinFast VF 9 được chuyên gia Đoàn Anh Dũng đánh giá phù hợp với những khách hàng tìm kiếm trải nghiệm xe điện cao cấp với nhiều tiện nghi nội thất.
Mac mini 2024 “Made in Vietnam” của Apple chuẩn bị lên kệ tại Việt Nam
3 giờ trước
Mac mini 2024 chính thức lên kệ tại Việt Nam với giá khởi điểm từ 14,9 triệu đồng. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người dùng muốn trải nghiệm hệ điều hành macOS với chi phí không thể tốt hơn.
Thông tin quan trọng về số phận bằng lái ô tô hạng B1, B2
2 giờ trước
Đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM khẳng định những giấy phép lái xe đang sử dụng hiện nay, kể các giấy phép lái xe trước năm 1995 có giá trị không thời hạn thì đều sử dụng được sau ngày 1/1/2025.
Xe ga của Honda ra mắt phiên bản chạy điện hoàn toàn mới: chạy 102 km/lần sạc, dễ thay Vision nếu về Việt Nam
2 giờ trước
Mẫu xe ga điện mới của Honda có giá dự kiến hơn 30 triệu đồng.
Chiếc bếp từ đẳng cấp nhà giàu: Giá 152 triệu, đun sôi nước chỉ trong 40 giây!
2 giờ trước
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2024 diễn ra vào tháng 1, Impulse Labs đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ khi giới thiệu mẫu bếp từ tích hợp pin đầu tiên trên thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.513.948 VNĐ / tấn

189.70 JPY / kg

1.28 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

12.142.970 VNĐ / tấn

21.69 UScents / lb

0.28 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

232.151.948 VNĐ / tấn

9,142.00 USD / mt

1.02 %

- 94.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

184.081.605 VNĐ / tấn

328.81 UScents / lb

0.01 %

- 0.03

Gạo

RICE

17.528 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.30 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.225.725 VNĐ / tấn

988.75 UScents / bu

0.53 %

+ 5.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.268.865 VNĐ / tấn

295.40 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Luckin Coffe, Cotti và nỗi đau của Starbucks ở thị trường cà phê trị giá 2 tỷ USD
4 giờ trước
Việc bán lại công ty hoặc liên doanh với một đối tác địa phương đều là các phương án đang được tính đến với Starbucks ở Trung Quốc.
Xu hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp sầu riêng, thủy sản,…đang làm gì để thích ứng?
17 giờ trước
Các doanh nghiệp đang nỗ lực bắt kịp với hai xu hướng then chốt đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu: chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Giá cà phê hôm nay 28-11: Tăng "điên cuồng", phá vỡ mọi đỉnh lịch sử
17 giờ trước
Giá cà phê Robusta lại phá kỷ lục và thiết lập đỉnh mới ở mức 5.533 USD/tấn, có kỳ hạn giá tăng gần 8% chỉ trong một phiên giao dịch
Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
18 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.