28 triệu tấn rau củ, trái cây: Buôn tiểu ngạch, hái ăn tươi bao giờ cho hếticon

Sản lượng trái cây, rau củ tới 28 triệu tấn/năm, nếu cứ mãi xuất tiểu ngạch qua đường bộ, không đẩy mạnh chế biến thì hàng dội chợ, dân mua ăn tươi sao hết. Phải thay đổi tư duy để phát triển theo con đường bền vững.

Sản lượng trái cây, rau củ tới 28 triệu tấn/năm, nếu cứ mãi xuất tiểu ngạch qua đường bộ, không đẩy mạnh chế biến thì hàng dội chợ, dân mua ăn tươi sao hết. Phải thay đổi tư duy để phát triển theo con đường bền vững.

 

Thà nhận rủi ro chứ ngại thay đổi

“Năng lực sản xuất rau quả hàng năm của Việt Nam là 28 triệu tấn; năng lực sơ chế rau quả khoảng 30%”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) mở đầu diễn đàn thúc đẩy liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả.

Theo ông, việc ùn tắc ở cửa khẩu thời gian qua và đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Câu chuyện về chi phí đường bộ, chi phí bảo quản đã được phản ánh rất nhiều. Do đó, khâu chế biến, thiết lập chuỗi liên kết, xuất khẩu chính ngạch là rất quan trọng.

Cụ thể hơn về năng lực sản xuất của từng mặt hàng, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, sản lượng rau của Việt Nam khoảng 10 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng quý I tập trung vào tháng 1, chiếm hơn 60% tổng sản lượng.

28 triệu tấn rau củ, trái cây: Buôn tiểu ngạch, hái ăn tươi bao giờ cho hết
Một số chủ hàng ngại thay đổi nên vẫn chấp nhận rủi ro đưa hàng đi đường bộ xuất khẩu sang Trung Quốc (ảnh: Kiên Trung)

Theo tính toán, nếu mỗi người dân tiêu thụ khoảng 10kg rau/tháng, sản lượng rau thừa trong quý I/2022 khoảng 2,5 triệu tấn. Số lượng này sẽ đưa vào chế biến. Riêng Tây Nguyên là khu vực thừa nhiều nhất, với hơn 900.000 tấn.

Về cây ăn quả, thanh long cho sản lượng cao nhất (1,4 triệu tấn/năm). Sau đó là chuối hơn 1 triệu tấn, xoài hơn 800.000 tấn, sầu riêng khoảng 600.000 tấn.

Trong 3 tháng đầu năm, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài,... là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất. Ông Tùng nhận định, sau thanh long, mít có thể sẽ cần hỗ trợ tiêu thụ.

Để tránh rơi vào tình trạng “chữa cháy” như thời gian qua, ông Tùng cho rằng phải dự báo sản lượng, truy xuất nguồn gốc, có kế hoạch tiêu thụ, kết nối doanh nghiệp liên kết sản xuất và đẩy mạnh công nghệ chế biến, nhất là chế biến sâu.

Đề cập tới vấn đề xuất khẩu nông sản, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lưu ý, dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc.

Theo ông Hải, để có thể chuyển đổi xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển một cách hiệu quả, cả nông dân và doanh nghiệp đều phải thay đổi tư duy sản xuất và bán hàng. Bên cạnh đó phải thay đổi khách hàng, thiết lập lại mạng lưới bán hàng.

“Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã khai thác tốt đường biển, nhưng một số chủ hàng ngại thay đổi nên vẫn chấp nhận rủi ro đưa hàng đi đường bộ”, ông nói.

Cần cuộc cách mạng trong chế biến, xuất khẩu

Để phát triển bền vững chuỗi giá trị rau quả, tránh việc thi thoảng phải xử lý khủng hoảng “dư thừa, giá giảm, các DN cho rằng cần có một cuộc cách mạng chuyển đổi trong chế biến và xuất khẩu nông sản. Bởi hiện nay, khâu nào cũng có vấn đề, trong đó yếu nhất là logistics, chế biến.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, chuẩn hóa là con đường duy nhất để đương đầu với những khó khăn, ngặt nghèo hiện tại. Những doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thương trường hãy giữ kết nối, chia sẻ kinh nghiệm để đưa rau, quả Việt Nam tới xa hơn trên trường thế giới. 

28 triệu tấn rau củ, trái cây: Buôn tiểu ngạch, hái ăn tươi bao giờ cho hết
Năng lực sản xuất rau quả, trái cây lớn, nếu không thay đổi tư duy tiêu thụ thì khủng hoảng thừa sẽ tái diễn (ảnh: BH)

Ông Toản chỉ rõ 6 vấn đề chính cần thay đổi trong chuỗi ngành hàng rau quả.

Thứ nhất, thay đổi cách tiếp cận liên quan đến chế biến nông sản bởi tính chất mùa vụ. Điều này đặt ra các phương thức liên quan tới quản trị vùng trồng cũng như yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Mỗi trái cây cần có một "giấy khai sinh" cụ thể, chi tiết, đầy đủ, minh bạch.

Thứ hai, quản trị chất lượng từ gốc là yếu tố then chốt. Nếu làm được, hàng hóa bị ùn tắc trong xuất khẩu có thể lập tức đưa trở lại nhà máy chế biến.

Thứ ba, kết nối tiêu thụ nông sản bằng nhiều con đường, tiến tới tạo lập ra một hệ sinh thái tiêu thụ nông sản, ngay từ khi bắt đầu vụ gieo trồng. Trước mỗi mùa vụ, các hiệp hội ngành hàng, nhà sản xuất, đơn vị logistics,... phải ngồi lại, đưa chiến lược rõ ràng dựa trên nền tảng số.

Thứ tư, cải tổ thể chế liên quan tới chế biến. Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả; công khai tới các DN. 

Thứ năm, liên kết chặt chẽ các đơn vị trong chuỗi giá trị, từ người nông dân, chính quyền địa phương.

Thứ sáu, làm thương hiệu nông sản từ gốc, có như vậy mới bền vững và ngày một lớn mạnh, đồng thời hưởng lợi từ một loạt các FTAs thế hệ mới.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, muốn xây dựng chuỗi bền vững trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm cần có sự chung tay vào cuộc của tất cả các thành phần từ doanh nghiệp, HTX,... để gia tăng giá trị cho các sản phẩm.

Bên cạnh việc xây dựng chuỗi xuất khẩu, các địa phương, vùng nguyên liệu cần hết sức quan tâm đến xây dựng chuỗi liên kết để đưa sản phẩm của mình vào các nhà máy chế biến.

Để làm được điều này, trước tiên cần chuyển biến về mặt tư duy, nhận thức trong chế biến các mặt hàng nông lâm sản. Bộ sẽ nghiên cứu để ban hành những chính sách đích đáng, giúp công tác tiêu thụ thuận lợi nhất, ông cho hay.

Tâm An

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
7 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.128.193 VNĐ / tấn

21.64 UScents / lb

2.32 %

+ 0.49

Cacao

COCOA

228.935.119 VNĐ / tấn

9,005.50 USD / mt

0.37 %

+ 33.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.628.200 VNĐ / tấn

309.80 UScents / lb

1.09 %

+ 3.33

Gạo

RICE

17.282 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

0.04 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.221.777 VNĐ / tấn

987.25 UScents / bu

0.15 %

+ 1.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.240.054 VNĐ / tấn

294.05 USD / ust

0.63 %

- 1.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
4 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
3 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
13 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
15 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.