3 biểu đồ cho thấy biến chủng Delta đang bao trùm thế giới như thế nào

06/08/2021 12:29
Lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ từ tháng 10 năm ngoái, biến chủng Delta hiện đã có mặt tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành, thế giới lại đang phải đối mặt với Delta – biến chủng có mức độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay. Làn sóng lây nhiễm mới đã xuất hiện trở lại ở nhiều nơi, từ Anh, Mỹ cho tới châu Phi và châu Á.

Lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ từ tháng 10 năm ngoái, biến chủng Delta hiện đã có mặt tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Theo tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ hiện đang công tác tại WHO, bản thân SARS-Cov2 đã là virus nguy hiểm và có mức độ lây lan cao. Nhưng biến chủng Delta có mức độ lây nhiễm cao gấp đôi so với chủng gốc. So với chủng alpha được phát hiện đầu tiên ở Anh, mức độ lây lan cũng nhiều hơn 50%.

Hôm 4/8, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 200 triệu. Số ca tử vong vượt hơn 4,2 triệu ca, theo dữ liệu của ĐH Johns Hopkins.

Mức độ lan tỏa của chủng Delta

Delta là một trong 4 "biến chủng đáng lo ngại" theo WHO. Đây là các chủng có mức độ lây nhiễm cao hơn, làm giảm hiệu quả của vaccine và các phương pháp điều trị hoặc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hiện đây là biến chủng đang hoành hành mạnh nhất tại nhiều nước.

3 biểu đồ cho thấy biến chủng Delta đang bao trùm thế giới như thế nào - Ảnh 1.

Tỷ lệ nhiễm biến chủng Delta tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trong 4 tuần qua theo dữ liệu GISAID.

Khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện các ca nhiễm Covid gây ra bởi chủng Delta trong 4 tuần kết thúc vào ngày 5/8, theo các mẫu bệnh phẩm được thu thập bởi GISAID. GISAID là nền tảng để các nhà khoa học chia sẻ dữ liệu về virus và được cộng đồng khoa học quốc tế sử dụng rộng rãi, trong đó có WHO. Tại 55/65 quốc gia này chủng Delta chiếm hơn một nửa số mẫu bệnh được nộp lên GISAID.

Tuy nhiên dữ liệu trên GISAID chắc chắn chưa phản ánh được bức tranh tổng thể vì một số nước không có đủ năng lực và nguồn lực cần thiết để thống kê.

3 biểu đồ cho thấy biến chủng Delta đang bao trùm thế giới như thế nào - Ảnh 2.

Mức độ hiệu quả của vaccine

Biến chủng Delta gây ra rắc rối ở cả những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất. Israel, nơi hơn 62% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, vẫn ghi nhận số ca nhiễm tăng đều đặn trong tháng 7. Theo Bộ Y tế nước này, mức độ hiệu quả của 2 liều vaccine Pfizer – BioNTech giảm xuống chỉ còn 39% trước biến chủng Delta dù mức độ bảo vệ trước tình trạng bệnh diễn biến nặng vẫn cao. Nước này đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường cho những người trên 60 tuổi.

Tuy nhiên 1 nghiên cứu tại Anh, nơi Delta cũng đang hoành hành, lại cho thấy 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca vẫn đảm bảo hiệu quả cao gần bằng hiệu quả trước biến chủng alpha.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine sử dụng dữ liệu thế giới thực cho thấy 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech vẫn cho hiệu quả 88% trước biến chủng Delta, so với mức 93,7% trước biến chủng alpha.

Cũng theo nghiên cứu này, vaccine AstraZeneca hiệu quả 67% trước biến chủng Delata, còn trước biến chủng alpha mức độ hiệu quả là 74,5%.

3 biểu đồ cho thấy biến chủng Delta đang bao trùm thế giới như thế nào - Ảnh 3.

Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch rất lớn về mức độ phủ sóng vaccine giữa các nước. Nhiều nước đang phát triển đang bị bỏ lại phía sau vì khó tiếp cận nguồn vaccine. Hôm 4/8, WHO đã kêu gọi các nước giàu hãy ngừng phân phối mũi tiêm thứ ba, để dành nguồn vaccine cho những nước khác.

Theo tiến sĩ Van Kerkhove, ngoài chuyện tăng số lượng người được tiêm vaccine thì mỗi cá nhân có thể thực hiện nhiều bước để bảo vệ bản thân tốt hơn trước biến chủng Delta, ví dụ như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ở không gian thoáng.

"Đây sẽ là không phải là biến chủng cuối cùng mà chúng ta chứng kiến. Virus sẽ ngày càng lây lan mạnh hơn bởi vì chúng tiến hóa, thay đổi theo thời gian. Vì thế chúng ta cần làm tất cả những gì có thể để giảm mức độ lây lan", bà nói.

Tham khảo CNBC

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
23 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
10 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
35 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
27 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.