3 cái lạ trong dự án dầu khí tỉ đô ở Venezuela

18/03/2019 10:51
Dự án này đã được một số bộ cảnh báo các nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra.

Như chúng tôi đã thông tin, mới đây Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an (C03) đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) về việc xác minh, thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan tới dự án khai thác dầu khí tỉ USD tại Venezuela.

Theo đó, C03 đang điều tra, xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ điều tra, xác minh, C03 đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin 2 của PVEP.

Không trình Quốc hội

Liên quan đến dự án này, theo thông tin chúng tôi có được, trong một văn bản gửi PVN ngày 5-8-2010, Bộ KH&ĐT đã đề nghị phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.

Tiếp đó, ngày 10-8-2010, Bộ Tài chính cũng có công văn khẳng định rằng theo Nghị quyết 49/2010 của Quốc hội khóa 12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.

Theo đó, Bộ Tài chính nêu: Nghị quyết 49/2010 (khoản 1 Điều 4) nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 20.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn góp của PVN trong dự án này lên tới hơn 1,2 tỉ USD, nếu tính cả chi phí tham gia (bonus) là 584 triệu USD nữa thì con số đó đã đội lên tới hơn 1,8 tỉ USD.

Phản hồi về điều này, PVN cho rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên.

Tuy nhiên, ngay cả khi lập luận như vậy, theo Bộ KH&ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về “quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006 của Quốc hội khóa 11. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 của nghị quyết này nêu: “Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỉ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên” được xem là dự án, công trình quan trọng quốc gia và phải thông qua Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5-2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán. Đến ngày 29-6-2010, PVN đã cho ký hợp đồng với phía Venezuela.

3 cái lạ trong dự án dầu khí tỉ đô ở Venezuela - Ảnh 1.

Bộ Công an đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô Junin 2 , Venezuela. Ảnh: PV

Hàng trăm triệu USD ra đi mà chưa nhận được gì

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong một công văn, Bộ Tài chính chỉ ra trong hợp đồng trên, PVN đã chấp nhận một điều khoản là phải trả “phí tham gia” (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu và trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không PVN vẫn phải nộp đủ phí này. Tổng số tiền phải chuyển cho đối tác theo điều khoản này là 584 triệu USD. Trong một văn bản của Bộ KH&ĐT vào tháng 10-2010 gọi đây là “tiền hoa hồng dự án”, trong khi phía Việt Nam chưa nhận được bất kỳ giọt dầu nào từ dự án này.

Trước ngày 12-5-2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt nộp cho phía Venezuela. Sau đó một năm, tức ngày 12-5-2012, PVN tiếp tục nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 2). Và 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, “toàn bộ cổ phần” của PVN trong liên doanh sẽ “tự động bị chuyển” cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ “không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư” ở Junin 2.

Theo báo cáo tài chính năm 2016 của PVN, PVN sau khi chi hai khoản chi phí lần đầu và lần thứ hai với hơn 442 triệu USD vào năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, PVN phải ngừng nộp cho phía Venuezuela khoản chi phí lần ba là 142 triệu USD để đánh giá lại.

Như vậy, tính ra PVN đã rơi vào nguy cơ mất trắng 442 triệu USD “phí tham gia” hợp đồng.

Hai bộ từng cảnh báo nguy cơ, rủi ro

Vấn đề ở đây là trước đó, một số cảnh báo đã được đưa ra với PVN về các rủi ro trên. Cụ thể, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong một văn bản gửi cho thủ tướng khi đó (là ông Nguyễn Tấn Dũng) vào tháng 8-2010, Bộ KH&ĐT đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela. Trong đó, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh: Rủi ro về chính trị (thay đổi thể chế), đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỉ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 9-1-2010 mất 50% giá trị). Bộ KH&ĐT đã đề nghị “phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước”.

Vào ngày 10-8-2010, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cũng cảnh báo về một loạt yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của PVN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỉ suất thu hồi vốn…

Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn với cái gọi là “phí tham gia hợp đồng” (bonus) cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng sáu tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực và phần còn lại thanh toán lần lượt trong vòng 18 tháng và 30 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực).

Theo Bộ Tài chính, “đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng” lần này đã thay đổi phương án và sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến việc huy động tài chính của PVN. Đề nghị PVN giải trình cụ thể về phương án thu xếp, theo dõi và giám sát số phí tham gia hợp đồng là 584 triệu USD.

Ngày 29-6-2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, lễ ký kết chính thức hợp đồng liên doanh và thỏa thuận về phí tham gia hợp đồng của "dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2" với sự chứng kiến của phó thủ tướng khi đó là ông Hoàng Trung Hải.

Dự án với tổng mức đầu tư 12,4 tỉ USD, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD.

Phần vốn mà phía PVN Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỉ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả "phí tham gia hợp đồng" (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.


Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
4 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
7 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
7 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
1 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
2 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
3 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.