3 cơn khủng hoảng cùng lúc khiến chuỗi sản xuất rơi vào cảnh bế tắc, không ai biết khi nào tình trạng này được khắc phục

12/10/2021 13:01
Khủng hoảng chip, năng lượng và hoạt động vận chuyển đã tạo ra cảnh tượng hỗn loạn hiện tại trong chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Có một tin xấu với người tiêu dùng toàn cầu là các sự cố liên quan đến chuỗi cung ứng thế giới dai dẳng và nghiêm trọng hơn những gì chúng ta biết đến trước đây. Tin xấu hơn là có nhiều nguyên nhân hợp lại tạo lên cảnh hỗn loạn đó và vì thế, không có cách khắc phục nào đơn giản, hữu hiệu ở thời điểm hiện tại. Tin xấu nhất là, không ai biết khi nào tình hình sẽ được cải thiện.

Về tin tốt thì sao? Ít nhất người ta cũng có thể ghép nối để tạo ra một câu chuyện về những gì đã xảy ra.

Về cơ bản, một số trụ quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới đã bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa Covid-19 và sự xui xẻo. Giao thông vận tải, năng lượng, chip bán dẫn đều gặp vấn đề cùng lúc, vì những lý do khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.

Bắt đầu từ việc vận chuyển. Việc một số cảng của Trung Quốc ngừng hoạt động hoặc hoạt động với công suất thấp vì Covid chỉ là điểm khởi đầu. Hoạt động buôn bán hàng hoá phát triển mạnh mẽ đã gây áp lực lên container, tàu và bến cảng tại khắp nơi trên thế giới.

Giá container đã tăng chóng mặt, cao hơn đến 10 lần so với cách đây 2 năm. Nói tóm lại, nhiều hoạt động thương mại quốc tế đã chậm lại đáng kể. Nhiều nhà sản xuất bị mắc kẹt vì không nhận được hàng hoá, linh kiện đúng hẹn.

3 cơn khủng hoảng cùng lúc khiến chuỗi sản xuất rơi vào cảnh bế tắc, không ai biết khi nào tình trạng này được khắc phục - Ảnh 1.

Thế giới cần một giải pháp cho tình trạng đứt gãy cung ứng, sản xuất hiện tại nhưng thực tế là không có giải pháp đơn giản, trực tiếp nào cả.

Hoạt động tại các cảng và vận tải địa phương liên quan cần sử dụng rất nhiều lao động trong khi khắp nơi trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động (do Covid). Điều đó càng làm tăng thêm sự chậm trễ trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh.

Một phản ứng điển hình của thị trường có thể là sản xuất nhiều container hơn hoặc chọn cách khó và chậm hơn là tăng số lượng tàu hoặc cảng. Tuy nhiên, để thực hiện việc này các nhà sản xuất cũng cần phải "đo" nhu cầu thị trường, tính toán kỹ lưỡng về hệ thống vận hành hiện tại. Khi toàn bộ quá trình này hoàn tất, rất có thể tình trạng căng thẳng vận chuyển đã giảm xuống, kinh tế toàn cầu trên đà trở lại.

Tiếp đến là cuộc khủng hoảng năng lượng, vốn có nguồn gốc sâu xa hơn. Nhiều quốc gia đã tìm cách chuyển sang các nguồn cung cấp năng lượng xanh nhưng trước mắt không có đủ lựa chọn thay thế. Nhật Bản và Đức đã quyết định từ bỏ cảm kết về điện hạt nhân trước đây. Mới nhất, Trung Quốc chứng kiến tình trạng thiếu điện.

Các mạng lưới năng lượng toàn cầu dường như đang hoạt động tốt giai đoạn 1 năm trước nhưng khí quá trình phục hồi sau Covid bắt đầu, nguồn cung khí tự nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu mới. Các hoạt động khai thác và sản xuất khí đã bị giảm trong giai đoạn trước đại dịch trong khi sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn so với dự đoán của ngành năng lượng. Tại Anh, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 700% so với năm ngoái trong khi châu Âu đối mặt với nguy cơ không đủ nguồn cung cấp năng lượng cho mùa đông mới.

Năng lượng là đầu vào cần thiết để sản xuất nhiều hàng hoá dịch vụ khác. Điều này tạo ra một hiệu ứng sóng gợn. Khi mạng lưới năng lượng và thương mại quốc tế không vận hành tốt, nhiều bộ phận khác của nền kinh tế sẽ gặp trục trặc.

Một vấn đề khác là chip máy tính. Nền kinh tế toàn cầu đã quá phụ thuộc vào 2 thị trường cung cấp chip là Đài Loan và Hàn Quốc. Sau đó, 3 điều đã xảy ra: 1/nhà máy sản xuất chip dừng hoạt động vì covid; 2/thiên tai làm ảnh hưởng đến nguồn cung chip; 3/nhu cầu chip tăng cao khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ô tô, thiết bị gia dụng tăng. Ô tô và điện tử tiêu dùng là 2 ngành ảnh hưởng nặng nền nhất do cuộc khủng hoảng chip, khiến giá ô tô cũ/mới tăng chóng mặt.

Giờ đây, một mặt là sự chậm trễ đầu vào, chậm trễ thương mại, giá vận tải cao, giá năng lượng cao và tình trạng thiếu chip. Mặt bên kia, người tiêu dùng Mỹ và châu Âu hiện đang mạnh tay chi tiêu sau khi tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ vào năm 2020 và đầu 2021.

Nhu cầu lớn còn nguồn cung không thể bắt kịp. Cách khắc phục chúng không hề dễ dàng, trực tiếp mà là một loạt các vấn đề đan xen nhau, hỗn loạn và mâu thuẫn. Hiện tại, không ai biết khi nào các vấn đề này sẽ được khắc phục, mặc dù chắc chắn chúng sẽ trở về trạng thái bình thường vào một thời điểm nào đó.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.769.636 VNĐ / tấn

18.93 UScents / lb

0.94 %

- 0.18

Cacao

COCOA

219.374.504 VNĐ / tấn

8,501.00 USD / mt

8.50 %

- 790.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.599.820 VNĐ / tấn

366.66 UScents / lb

5.09 %

- 19.67

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.266.265 VNĐ / tấn

977.25 UScents / bu

3.39 %

- 34.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.070.116 VNĐ / tấn

283.70 USD / ust

1.49 %

- 4.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
18 phút trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
14 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
15 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
20 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.