Khi chính quyền ban hành lệnh hạn chế đi lại, yêu cầu người dân ở nhà nếu không có việc gì quan trọng, thì các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương nhỏ trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Các tổ chức này rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia khi sử dụng tới 58,9 triệu lao động, hay chiếm khoảng 47,5% tổng lực lượng lao động khu vực tư nhân. Họ đóng vào 5,9 nghìn tỷ USD vào GDP Mỹ năm 2014.
Công ty của tôi, FASTSIGNS International, là một trong số những doanh nghiệp nhỏ và vừa này. Chúng tôi là một thương hiệu nhượng quyền với các đơn vị được sở hữu và điều hành bởi các doanh nhân địa phương. Các doanh nghiệp như chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức khác bằng cách cung cấp bảng hiệu và đồ họa trực quan cho các hội nghị, triển lãm thương mại, sự kiện, điểm mua hàng và quảng cáo. Tuy nhiên, chúng ta đều có thể nhận ra rằng nhu cầu cho các dịch vụ này đã giảm.
Không chỉ duy nhất doanh nghiệp của tôi gặp phải tình cảnh này. Tôi cũng là chủ tịch của Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, và trong những tuần qua, tôi đã theo dõi các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong ngành nhượng quyền với doanh số giảm dần do cuộc khủng hoảng kinh tế không lường trước này.
Việc các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ có thể vượt qua đại dịch hay không là một vấn đề quan trọng. Chúng tôi đóng góp một phần rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong một cuộc khủng hoảng khủng khiếp như hiện nay, giải pháp ở đây là gì? Dưới đây là ba cách mà các chủ doanh nghiệp có thể bảo vệ những "đứa con" của mình.
1.Bảo đảm tính thanh khoản
Một trong những thách thức chính đối với các doanh nghiệp nhỏ là lượng tiền mặt sẵn có mà họ có thể tiếp cận. Điều hành bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là một nỗ lực mang rủi ro; tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Theo chính quyền liên bang, Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ, chỉ khoảng một nửa số doanh nghiệp nhỏ tồn tại lâu hơn 5 năm. Chi phí khổng lồ như tiền thuê nhà, tiền lương và các tiện ích khác đã khiến các chủ sở hữu còn lại rất ít tiền mặt, đặc biệt là trong những năm đầu. Thêm vào đó, việc thiếu hụt doanh thu bởi tốc độ dịch vụ chậm hơn và các lợi ích mới xuất phát từ đại dịch cũng sẽ nhanh chóng đẩy các doanh nhân đến bờ vực phá sản.
Để đối phó lại với những thách thức ngắn hạn này, các chủ doanh nghiệp nhỏ có những hành động gia tăng thanh khoản ngay lập tức và giữ cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Theo một đề xuất có tên "Quỹ Ổn định lực lượng lao động doanh nghiệp nhỏ", Kho bạc Mỹ sẽ chấp nhận hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp nhỏ còn khả năng thanh toán trước khủng hoảng, miễn là số lượng nhân viên tương đương sẽ được thuê trở lại trong vòng 12 tháng sau khi cuộc khủng hoảng. Chương trình này sẽ cung cấp dòng tiền ngay lập tức cho các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng nhất, giữ nhân viên trong biên chế và cho phép doanh nghiệp phát triển khi khách hàng quay trở lại. Tôi tin rằng các đề xuất như thế là công cụ quan trọng để ổn định thị trường và cung cấp cứu trợ cho chủ sở hữu, công nhân và gia đình của họ.
2.Đảm bảo tiếp cận vốn
Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền, thanh khoản chỉ là một phần của vấn đề. Chi phí hàng hóa được trao đổi trong ngành dịch vụ chủ yếu chính là tiền lương trả cho nhân viên. Khi nhu cầu giảm và hầu như các nhân viên đều đang nghỉ phép có lương, sa thải là một mối quan tâm thực sự.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ có trả lương và trang trải chi phí và trả nợ - một kế hoạch cứu trợ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ được lập ra. Và theo quan điểm của tôi, đề xuất 300 tỷ USD phục hồi An ninh kinh tế, niềm tin và sức bền của người dùng (RESCUE) năm 2020 sẽ làm được điều đó. Theo đề xuất này, SBA sẽ miễn tất cả các khoản phí cho tất cả khoản vay trong một năm cho cả người cho vay và người vay, và cung cấp một bảo đảm lên tới 90 phần trăm cho khoản vay ở bất kỳ quy mô. Luật pháp cũng sẽ tăng giới hạn cho vay đối với SBA Express từ 350.000 USD lên 1 triệu USD nhằm giúp các doanh nghiệp địa phương duy trì hoạt động, và từ đó duy trì đội ngũ nhân viên trong cuộc khủng hoảng.
3. Đồng hành cùng các nhà hoạch định chính sách
Có rất nhiều các đề xuất ở Washington kêu gọi hàng tỷ USD viện trợ cho doanh nghiệp nhỏ, và rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động ở thị trấn như chúng tôi cảm thấy khó tiếp cận. Nhưng tiếng nói của chúng ta đều rất quan trọng trong thời điểm khủng hoảng này và chúng ta không thể phó thác cho doanh nghiệp lớn cất lên tiếng nói thay khi đề cập đến bất kỳ chính sách kinh tế nào tác động trực tiếp đến chúng ta.
Điều này có thể tiến hành riêng lẻ với từng doanh nghiệp và nó có thể được tiến hành trong quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp; và phương tiện để tham gia vào các hoạt động như vậy là vô kể. Phương tiện truyền thông xã hội, thư, email, gọi điện thoại là những cách hiệu quả để tham gia. Phương pháp ít quan trọng hơn thông điệp, và thông điệp là như sau: các doanh nghiệp nhỏ là mạch máu của cộng đồng và nền kinh tế chung; và chúng tôi cần được giúp đỡ trong cuộc khủng hoảng này.
Các doanh nghiệp nhỏ trong cộng đồng của chúng tôi cung cấp việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế địa phương. Đây là những nơi mà hầu hết người Mỹ đang cảm nhận được ảnh hưởng của đại dịch - các cửa hàng cà phê, nhà hàng, phòng tập thể dục và cửa hàng thú cưng của chúng tôi đều đóng cửa; bạn bè và thành viên gia đình của chúng tôi đang mất việc.
Đây chính là thời gian để hành động. Tục ngữ có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong môi trường đại dịch phức tạp, điều khôn ngoan nằm ở việc bảo trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhượng quyền sẽ mất 26.500 doanh nghiệp chỉ bởi riêng COVID-19 và những điều luật không thích hợp sẽ nâng số lượng các doanh nghiệp phá sản lên 33.000. Đối với các doanh nghiệp nhỏ nằm ngoài ngành nhượng quyền, con số này có thể còn cao hơn. Tiếp cận nguồn vốn cần thiết và tối đa hóa thanh khoản là những điều quan trọng nhất hiện nay mà chúng ta có thể làm để tồn tại; và truyền thông điệp đó tới những nhà lập pháp - những người nắm giữ chìa khóa cho tương lai kinh tế của tất cả chúng ta.
Tham khảo Harvard Business Review