4 chàng trai lọt Top Forbes 30 under 30 đứng sau thương vụ Visa mua Plaid giá 5,3 tỷ USD

18/01/2020 16:38
Đứng sau thương vụ Visa mua lại Plaid là 4 chàng trai trẻ, bao gồm 2 đồng sáng lập công ty và 2 chuyên gia đến từ Goldman Sachs.Với giá trị 5,3 tỷ USD, Visa mua lại Plaid là thương vụ có giá trị cao nhất được thực hiện bởi những cá nhân đã và đang nằm trong danh sách under 30 của Forbes.

Bốn người trẻ đã và đang nằm trong danh sách Forbes under 30 (những cá nhân dưới 30 tuổi nổi bật nhất trong năm do tạp chí Forbes bình chọn) vừa thành công với một trong những thương vụ mua bán, sáp nhập các công ty công nghệ tài chính (hay còn gọi là fintech) lớn nhất trong lịch sử.

Hôm 13/1, Visa chính thức thông báo công ty đã mua lại Plaid, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech, chuyên cũng cấp các giải pháp kết nối tối ưu giữa tài khoản ngân hàng của người dùng với những ứng dụng thanh toán “hot” nhất trên thị trường hiện tại như Vemo và Cash App. Giá trị của thương vụ này được hé lộ bao gồm 4,9 tỷ USD tiền mặt, thêm vào đó là 400 triệu USD dưới hình thức cổ phiếu. Đứng đằng sau thương vụ này là 4 chàng trai trẻ, những người đã từng góp mặt trong danh sách Forbes under 30.

Đó chính là Zach Perrret và William Hockey, 2 nhà đồng sáng lập của Plaid. Bên cạnh đó là 2 chuyên gia đến từ Goldman Sachs: Brandon Watkins và Troy Wickett, những người dẫn dắt thương vụ đình đám này.

4 chàng trai lọt Top Forbes 30 under 30 đứng sau thương vụ Visa mua Plaid giá 5,3 tỷ USD - Ảnh 1.

Zach Perret và William Hockey. Ảnh: Forbes Collection

Zach Perret, 32 tuổi, và William Hockey, 30 tuổi, lần đầu tiên gặp gỡ nhau khi họ cùng đảm nhiệm vị trí chuyên gia tư vấn tại Bain, trước cùng nhau bắt tay thành lập Plaid vào năm 2012 tại New York. Ý tưởng của họ nhằm tạo ra những giải pháp đơn giản và tiện lợi hơn dành cho các ứng dụng fintech trong quá trình kết nối và xác thực tài khoản ngân hàng của người dùng.

Trước khi Plaid ra đời, các công ty thường xuyên phải chuyển những khoản đặt cọc nhỏ, khoảng 0,02 USD, vào tài khoản của người dùng, và sau đó yêu cầu người dùng phải đăng nhập vào ứng dụng trong nhiều ngày liên tiếp để hoàn tất quá trình xác thực trước khi có thể thoải mái sử dụng các tiện ích trên ứng dụng. Chính sự rắc rối này khiến một bộ phận không nhỏ các khách hàng tiềm năng “quay lưng” lại với các ứng dụng thanh toán, khi họ mới chỉ “đi được nửa đường” trong quá trình đăng ký.

Phần mềm của Plaid góp phần làm đơn giản hóa quá trình “phức tạp” trên, giúp tài khoản của người dùng có thể nhanh chóng được xác minh chỉ sau vài giây, thay vì nhiều ngày như trước đó. Khi người dùng đăng nhập vào một ứng dụng fintech, họ sẽ điền tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng của mình. Phần mềm của Plaid sẽ tự động thu thập những thông tin cần thiết, xử lý các thông tin đó một cách bảo mật nhằm tương thích với quá trình xác thực của ứng dụng.

Nhiều công ty đã trả tiền cho Plaid nhằm cải thiện quy trình đăng ký, khiến nó trở nên nhanh và thân thiện hơn với người dùng. Nhà đồng sáng lập, đồng thời là cựu giám đốc công nghệ của Plaid - Hockey cho biết: giải pháp thông minh của anh và người bạn thân đã bị từ chối lên “đến 50 lần”, trước khi thành công trong vòng gọi vốn đầu tiên với số tiền 3 triệu USD từ Spark Capital.

4 chàng trai lọt Top Forbes 30 under 30 đứng sau thương vụ Visa mua Plaid giá 5,3 tỷ USD - Ảnh 2.

Brandon Watkins (trái) và Troy Wickett. Ảnh: Brandon Watkins và Troy Wickett

Trong năm 2015, Perret và Hockey đã lọt vào danh sách 30 nhân vật dưới 30 tuổi nổi bật trong năm của tạp chí Forbes. Cũng kể từ đó, họ đã thành công vang dội khi kêu gọi được tổng số vốn đầu tư lên đến 310 triệu USD từ các nhà đầu tư có tiếng như Andreessen Horowitz, Kleiner Perkins và Glodman Sachs. Hai nhà sáng lập trên đã có cơ hội cộng tác với rất nhiều các công ty fintech lớn trên toàn nước Mỹ, trong đó phải kể đến những cái tên như Robinhood, Coinbase, Betterment và Acorns. Plaid được định giá 2,65 tỷ USD vào cuối năm 2018, đúng một năm trước khi công ty được mua lại bởi Visa.

Những người dẫn dắt thương vụ Visa mua lại Plaid cũng là những nhân vật từng lọt vào danh sách Forbes under 30. Tuy vẫn còn ở độ tuổi tương đối trẻ nhưng họ đã giúp thực hiện thành công rất nhiều các thương vụ mua bán - sáp nhập cũng như IPO trong lĩnh vực công nghệ và thanh toán.

Brandon Watkins, 31 tuổi, người đứng đầu mảng “tài chính trực tuyến”, đã giúp Goldman Sachs xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với số đông các công ty tài chính, ngân hàng số trên thị trường. Brandon có kinh nghiệm làm việc trong các thương vụ đình đám như thương vu IPO của Square vào năm 2015, hay thương vụ “đường ai nấy đi” giữa eBay và Paypal. Anh cũng là người tư vấn các khoản đầu tư cá nhân vào một số kỳ lân công nghệ như Credit Karma. Kết quả là, anh đã lọt vào danh sách Forbes under 30 vào năm 2017.

Troy Wickett, người vừa mới lọt vào danh sách Forbes under 30 năm 2020, là người chuyên về lĩnh vực phần mềm và công nghệ. Anh đã làm việc với nhiều khách hàng “lớn” trong lĩnh vực này như Google và Amazon, cùng với đó là một số các doanh nghiệp kỳ lân cũng như một vài quỹ đầu tư hậu thuẫn bới các ngân hàng. Anh là người đã tư vấn cho Dropbox, Okta và các công ty fintech như Greensky và Bill.com khi họ có ý định chào bán cổ phiếu lần đầu đến công chúng. Troy cũng trợ giúp đắc lực trong thương vụ Amazon mua lại Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD. Mẹ của anh - bà Magdalena Yesil, đã di cư đến Mỹ từ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1976, và sau đó trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm, người đứng sau ông lớn phần mềm Saleforce.com, đồng thời hiện đang là thành viên ban quản trị của công ty.

Với giá trị 5,3 tỷ USD, Visa mua lại Plaid là thương vụ có giá trị cao nhất được thực hiện bởi những cá nhân đã và đang nằm trong danh sách under 30 của Forbes. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều những doanh nghiệp, thành lập bởi những doanh nhân nằm trong danh sách trên, được các công ty khác mua lại với giá cả tỷ USD.

Dưới đây là 5 thương vụ tỷ USD khi các “ông lớn” mua lại các kỳ lân khởi nghiệp:

Instagram được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD

Tumblr được WordPress mua lại vào năm 2013 với giá 1,1 tỷ USD.

Oculus được Facebook mua lại vào năm 2014 với giá 2 tỷ USD

Flatiron Health được Roche mua lại vào năm 2018 với giá 1,9 tỷ USD

Ring được Amazon mua lại vào năm 2018 với giá 1 tỷ USD.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
33 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.