4 "con hổ châu Á" bế tắc vì dân số già hóa, người trẻ không muốn kết hôn và sinh con

17/12/2019 09:24
Nỗi lo về dài hạn của họ không phải là việc làm mà là không có đủ người trẻ để làm việc. Số dân trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64) đang suy giảm ở cả 4 nền kinh tế.

Đó là lúc 4h30 sáng, nhưng hàng trăm người đã tụ tập ở con đường ở bên ngoài ga Namguro của thủ đô Seoul. Họ không có mặt ở đó vì muốn đi tàu – phải 1 tiếng nữa tàu mới bắt đầu chạy. Cũng không phải họ bị thu hút bởi những quán cà phê mở cửa từ tinh mơ, phục vụ xúc xích nóng và bánh mì. Họ đang tìm kiếm cơ hội được ai đó thuê làm việc vặt, ví dụ như 1 công trường xây dựng cần người chạy việc. Trong lúc chờ đợi, họ ngồi xổm hút thuốc, và ho. Và họ không nói được tiếng Hàn, chỉ nói được tiếng Trung Quốc.

Hàn Quốc từng là quốc gia xuất khẩu ròng lao động. Trong những năm 1970, những công nhân người Hàn Quốc đi xây đường ở Saudi Arabia dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Nhưng ngày nay, những người lao động nhập cư, trong đó có nhóm người Trung Quốc tụ tập ở ga Namguro, đang ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong lực lượng lao động của Hàn Quốc.

Tỷ lệ thất nghiệp ở 4 nền kinh tế được mệnh danh là "con hổ châu Á" (Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan) vẫn ở mức thấp đáng ghen tị: chưa đến 4%. Nỗi lo về dài hạn của họ không phải là việc làm mà là không có đủ người trẻ để làm việc. Số dân trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64) đang suy giảm ở cả 4 nền kinh tế. Đến năm 2040 nhóm này còn giảm nhiều hơn nữa, thậm chí tình trạng già hóa sẽ tồi tệ hơn cả ở Nhật Bản ngày nay. Tốc độ già hóa chỉ trong 20 năm đã ngang bằng với Nhật Bản trong hơn 30 năm.

Tỷ lệ sinh ở các nơi này hiện đang trong nhóm thấp nhất thế giới, đủ thấp đến mức thế hệ sau được dự báo sẽ chỉ có số dân bằng khoảng 55% so với thế hệ trước. Các nhà lãnh đạo đã cố gắng đảo ngược xu hướng này nhưng gần như không thành công. Thậm chí chính phủ Singapore còn tự đứng ra làm các ông mai bà mối để làm tăng dân số. Đài Loan cũng tổ chức hẹn hò tốc độ và các tour đạp xe. Nhưng 1 quan chức đã phải thốt lên: "hoàn toàn vô dụng".

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là văn hóa làm việc ở những "con hổ châu Á". Ở Hàn Quốc, chính quyền của Tổng thống Moon mới đây đã cắt giảm thời gian làm việc tối đa trong tuần xuống còn 52 giờ. Joyce Yang, người vừa từ bỏ công việc PR ở Đài Bắc vì phải làm thêm quá nhiều, đã quyết định chuyển đến sống ở Australia, nơi cô thôi thúc 30.000 người theo dõi trên Facebook hãy từ bỏ chủ nghĩa nghiện công việc. "Người Đài Loan không có thời gian cho cuộc sống", cô nói.

Thời gian chỉ là 1 phần nhỏ, chi phí mới là điều quan trọng. Mặc dù tổng thể xã hội được hưởng lợi từ 1 thế hệ khỏe mạnh hơn so với thế hệ trước, chi phí nuôi dạy lại đổ lên đầu chỉ một nhóm nhỏ: những người phụ nữ đang nuôi con. Với bố mẹ già cần chăm sóc, trong khi chỉ nhận được rất ít sự giúp đỡ từ người chồng (ở Hàn Quốc nam giới chỉ làm 1/5 khối lượng việc nhà) hay từ chính phủ, nhiều phụ nữ đã chọn kết hôn muộn và chỉ đẻ 1 con.

Tình trạng càng tệ hơn bởi một trong những thứ mà các "con hổ châu Á" tự hào nhất: giáo dục. Mặc dù hệ thống trường công luôn được nâng cấp, nhiều vị phụ huynh cảm thấy bắt buộc phải cho con theo học ở những ngôi trường tư đắt đỏ và phải học phụ đạo. Những thứ này có thể giúp đứa trẻ biết thêm nhiều kiến thức và trong tương lai là tăng năng suất, nhưng động lực chính ở đây là để con cái có thể đỗ vào những trường đại học tốt nhất và có việc làm tốt, do đó đã trở thành cuộc đua khốc liệt.

Để cải thiện cơ cấu dân số, các nền kinh tế sẽ phải kết hợp cả giảm giờ làm và tăng tuổi lao động. Họ sẽ cần đến nhiều hơn những người như Neo Kwee Leng. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông chọn từ bỏ cuộc sống là 1 doanh nhân để sinh hoạt tại trung tâm "Loving Heart" – nơi có những hoạt động thú vị dành cho người cao tuổi ở Singapore. Không hẳn là Neo nghỉ hưu – ông làm công tác quản lý ở đây, nhưng ông cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Khoảng 100 người qua trung tâm mỗi ngày, với những nhu cầu khác nhau, từ kiểm tra sức khỏe đến chơi đàn ukulele hay chỉ đơn giản là tìm người trò chuyện.

Neo đã tự trau dồi kỹ năng quản lý, học thêm Excel và phân tích dữ liệu. Ông cũng tổ chức các buổi seminar về sử dụng điện thoại thông minh. Đây là một phần của SkillsFuture, 1 chương trình được chính phủ Singapore triển khai nhằm khuyến khích học tập suốt đời.

Ở những nền kinh tế này, suốt đời có thể là rất nhiều năm. Không chỉ có tỷ lệ sinh thấp nhất, họ cũng có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất thế giới. Thậm chí ở tuổi 60 mọi người vẫn kỳ vọng sẽ sống thêm 25 năm nữa, tức là đủ thời gian để giỏi cả Excel và đàn ukulele.

Một giải pháp khác để đối phó với dân số già là tiếp nhận nhiều lao động nhập cư hơn. Người nước ngoài chỉ chiếm 6% lực lượng lao động ở Đài Loan, 3,3% ở Hàn Quốc. Ở Hồng Kông và Singapore tỷ lệ cao hơn nhiều. 39% dân số Hồng Kông được sinh ra ở nơi khác, trong đó 2,2 triệu người là từ các nơi khác của Trung Quốc. Nhiều người giữ các vị trí cao trong tòa án, các cơ quan điều hành và cả cảnh sát. Thành phố cũng phụ thuộc vào hơn 380.000 người giúp việc nhập cư, chủ yếu từ Philippines và Indonesia.

Singapore có 1,4 triệu lao động nước ngoài, chiếm hơn 1/3 lực lượng lao động. Chính phủ nước này tin rằng người nhập cư sẽ làm những công việc có yêu cầu thấp hơn mà người Singapore không muốn làm nữa. Dân số Singapore được dự báo sẽ tăng từ mức 5,7 triệu hiện nay lên 6,9 triệu vào năm 2030. Để đạt được con số đó, phải chấp nhận lao động nhập cư nhiều hơn nhưng điều đó cũng làm dấy lên lo ngại về gánh nặng đối với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công.

Người nhập cư không phải là cách duy nhất để tận dụng nguồn nhân công dồi dào ở nơi khác. Những "con hổ" có thể - và đã xuất khẩu vốn. Họ còn xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Năm ngoái thặng dư cán cân vãng lai của Singapore đã lên tới 18% GDP. Những con số này chưa thu hút sự chú ý của Mỹ, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi.

Tham khảo The Economist

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
5 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
6 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
6 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
7 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
7 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
1 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.