4 doanh nhân Ấn Độ từng rất giàu có và nổi tiếng trước khi rơi vào cảnh tù tội

06/09/2021 21:19
Từng sở hữu khối tài sản lớn với cuộc sống xa hoa, một số doanh nhân Ấn Độ đã rơi vào cảnh tù tội và gần như trắng tay.

Nirav Modi

Năm 2017, Forbes ước tính giá trị tài sản của tỷ phú kim hoàn Nirav Modi là 1,8 tỷ USD. Người sáng lập Firestar Diamond đã thành lập thương hiệu Nirav Modi của riêng mình, với các cửa hàng mọc lên ở khắp mọi nơi từ Mumbai, Hong Kong (Trung Quốc) đến London và New York.

Tuy nhiên, sau khi bị cáo buộc thực hiện một trong những vụ gian lận ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay của Ấn Độ, nhà buôn kim cương này gần như rơi vào cảnh trắng tay.

Modi đã ở HMP Wandsworth, một nhà tù của Anh, từ năm 2019. Một cuộc truy bắt quy mô lớn đã được phát động khi Modi chạy trốn khỏi Ấn Độ, buộc chính quyền của đất nước phải phối hợp với Interpol.

4 doanh nhân Ấn Độ từng rất giàu có và nổi tiếng trước khi rơi vào cảnh tù tội - Ảnh 1.

Ông Modi bị buộc tội lừa đảo Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) hàng triệu USD. Ảnh: Getty Images

Modi bị cáo buộc lừa đảo Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) hàng triệu USD, phá hủy bằng chứng và giả mạo nhân chứng. Sau khi đến London vào năm 2018, Modi ban đầu nộp đơn xin tị nạn với lý do "đàn áp chính trị" và sống trong một căn hộ có giá thuê 23.000 USD mỗi tháng, theo The Daily Telegraph.

Chính phủ Ấn Độ muốn dẫn độ Modi về nước, nhưng các luật sư của ông đã phản đối. Sau khi bị bắt chính thức ở trung tâm London vào năm 2020, Modi đã giành được quyền kháng cáo chống lại việc dẫn độ dựa trên cơ sở giám định sức khỏe tâm thần vào tháng 8/2021 - cho rằng ông có nguy cơ tự sát.

Mehul Choksi

Hồi tháng 5, Mehul Choksi, chủ sở hữu của Tập đoàn bán lẻ đồ trang sức Gitanjani, đã bị bắt tại Dominica vì bị cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo ngân hàng nói trên cùng với cháu trai Nirav Modi.

Tuy nhiên, việc bắt giữ Mehul Choksi được thực hiện dựa trên việc ông ta nhập cảnh trái phép vào hòn đảo Caribe từ Antigua, nơi ông đã nhập tịch từ năm 2017.

4 doanh nhân Ấn Độ từng rất giàu có và nổi tiếng trước khi rơi vào cảnh tù tội - Ảnh 2.

Mehul Choksi. Ảnh: Instagram


Trong một cuộc phỏng vấn với India Today TV, Choksi nói rằng ông bị các cơ quan của Ấn Độ bắt cóc, tra tấn và buộc phải nhập cảnh Dominica trái với ý muốn để ông bị bỏ tù. Sau 50 ngày, Choksi đã được tại ngoại và cho biết đang cân nhắc quay trở lại Ấn Độ để chứng minh sự vô tội, nhưng hiện “e ngại về sự an toàn của bản thân”, theo nhiều báo cáo truyền thông.

Ramalinga Raju

Ramalinga Raju là người sáng lập Satyam Computer Services. Ông trở nên nổi tiếng sau khi công ty này ký thỏa thuận trị giá hàng triệu USD vào năm 2007 để trở thành nhà tài trợ Ấn Độ đầu tiên và nhà cung cấp dịch vụ CNTT chính thức của Fifa World Cup 2010 và 2014.

Năm 2009, Raju thừa nhận đã làm sai lệch tài khoản của công ty với số tiền 1,5 tỷ USD và xin từ chức. Trong một bức thư dài 5 trang gửi cho ban giám đốc Satyam vào tháng 1 năm đó, Raju nói rằng ông đã cố tình làm tăng số dư tiền mặt và tài khoản ngân hàng của công ty. Động thái này nhằm che đậy tình hình hoạt động kém hiệu quả của công ty, tuy nhiên nó khiến Raju giống như đang “cưỡi trên lưng hổ và không biết làm sao để bước xuống mà không bị ăn thịt”.

4 doanh nhân Ấn Độ từng rất giàu có và nổi tiếng trước khi rơi vào cảnh tù tội - Ảnh 3.

Năm 2009, Raju thừa nhận đã làm sai lệch tài khoản của công ty với số tiền 1,5 tỷ USD và xin từ chức. Ảnh: Twitter


Tháng 4/2015, Raju bị kết án 7 năm tù và phạt một khoản tiền lớn, nhưng ông được tại ngoại chỉ sau một tháng bởi một tòa án đặc biệt ở Hyderabad. Theo The Hindu, ông được thả vì tòa án thừa nhận quá trình đưa ra xét xử sẽ bị kéo dài.

Subrata Roy

Subrata Roy từng là ví dụ điển hình về câu chuyện tay trắng làm giàu. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, Subrata Roy đã xây dựng được một đế chế về tài chính, hạ tầng và nhà ở. Tuy nhiên, sau đó ông bị cơ quan quản lý thị trường của Ấn Độ "tuýt còi" về việc lừa đảo các nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Ấn Độ (SEBI) cũng cáo buộc Roy vi phạm luật chứng khoán.

4 doanh nhân Ấn Độ từng rất giàu có và nổi tiếng trước khi rơi vào cảnh tù tội - Ảnh 4.

Bất chấp vụ bắt giữ và tranh cãi, Roy vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở Ấn Độ. Ảnh: AFP


Theo India Today, Roy đã bị bỏ tù 2 năm trước khi được tạm tha vào năm 2016. Vào tháng 11 năm 2020, SEBI đệ trình Tòa án tối cao của Ấn Độ yêu cầu Roy trả 8,43 tỷ USD hoặc trở lại nhà tù, khẳng định số tiền này là trách nhiệm pháp lý còn nợ của ông.

Bất chấp vụ bắt giữ và tranh cãi, Roy vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở Ấn Độ. Hồi tháng 6, một thông báo cho biết cuộc đời của ông sẽ được dựng thành phim. Roy cũng góp mặt trong chương trình nổi tiếng của Netflix, “Bad Boy Billionaire: India”, được phát hành vào năm 2020.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
4 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.