4 dự án thua lỗ thuộc Vinachem tiếp tục tăng thêm lỗ

15/04/2020 20:36
Khó khăn vì Covid-19 cùng số lỗ của 4 doanh nghiệp tiếp tục gia tăng khiến Vinachem có thể phải đối mặt với nguy cơ lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

4 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nằm trong 12 đại dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương tiếp tục ghi nhận những kết quả sản xuất, kinh doanh kém khả quan. Theo báo cáo số 460a/HCVN-KHKD về tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp, Vinachem có thể phải đối mặt với nguy cơ lỗ hàng nghìn tỷ đồng.

4 “cục nợ” tiếp tục tạo sức ép…

Cập nhật tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19, báo cáo doanh thu Quý I của Vinachem ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, 4 “cục nợ” thua lỗ, yếu kém là Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP DAP-Vinachem; Công ty CP DAP số 2-Vinachem, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019.

Trong khi các doanh nghiệp khác của Vinachem có kết quả kinh doanh khá ổn định, đem lại số lợi nhuận là 363 tỷ đồng, tăng 32% thì số lỗ của 4 “cục nợ” thuộc Vinachem lại luôn cao hơn lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc Vinachem cộng lại.

4 dự án thua lỗ thuộc Vinachem tiếp tục tăng thêm lỗ - Ảnh 1.

Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình trong danh sách 12 đại dự án, doanh nghiệp thua lỗ ngành Công Thương. (Ảnh: Đức Quang)


Vinachem nhận định, dịch bệnh Covid-19 đang khiến các đơn vị thuộc Tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, trong tiêu thụ sản phẩm, tiến độ sửa chữa máy móc thiết bị... mặc dù các đơn vị thành viên đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp, để hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh…Có thể thấy, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Vinachem trong quý I/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra. Đặc biệt đối với nhóm ngành phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giá trị sản xuất giảm 15,7%, doanh thu giảm 2,9%.

Trong đó, việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị xảy ra “khủng hoảng thiếu”, không có, chậm tiến độ hoặc phải mua giá cao. Hiện, các nhóm ngành của Vinachem chỉ đủ nguyên liệu đến tháng 5/2020. Đối với thị trường trong nước, hầu hết mặt hàng chủ lực của Vinachem như phân bón, cao su, hóa chất, pin ắc quy... đều tiêu thụ giảm mạnh về giá và lượng do nhu cầu trong nước suy giảm nghiêm trọng.

Trong khi đó, việc hạn chế giao thương hàng hóa qua biên giới giữa các nước cũng làm đơn hàng sụt giảm mạnh, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc giảm sản lượng nghiêm trọng ở hầu hết thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Brazil, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á...

Theo các kịch bản do Vinachem đề ra, trong trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý II/2020, 4 doanh nghiệp yếu kém kể trên sẽ lỗ tới 3.444 tỷ đồng, tăng 33,9% so với kế hoạch. Lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, chỉ đạt khoảng 1.150 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. Điều này sẽ khiến doanh thu cả năm của Vinachem chỉ ước đạt hơn 39.200 tỷ đồng, giảm gần 15% so với kế hoạch năm 2020.

Ở kịch bản nếu dịch bệnh kết thúc trong quý III, số lỗ của 4 doanh nghiệp yếu kém sẽ lên tới hơn 3.600 tỷ đồng, tăng 41,7% so với kế hoạch. Các doanh nghiệp còn lại lợi nhuận ước đạt 962 tỷ đồng, giảm gần 1 nửa so với kế hoạch. Nếu dịch kết thúc trong quý IV, 4 doanh nghiệp yếu kém của Vinachem có thể lỗ hơn 3.700 tỷ đồng, tăng 45,7% so với kế hoạch. Các đơn vị còn lại của Vinachem lợi nhuận năm 2020 ước đạt 816 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với kế hoạch.

Kiến nghị điều chỉnh chính sách

Để khắc phục những khó khăn của Tập đoàn, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Vinachem cho biết, Tập đoàn đã chủ động tìm nguồn hàng thay thế trong nước hoặc ở các nước không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đồng thời làm việc với các nhà cung cấp về nhu cầu cả năm 2020 từ thời điểm hiện tại đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định lâu dài.

Tập đoàn sẽ rà soát, đánh giá toàn diện nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và lợi thế của đơn vị để xác định chiến lược sản phẩm; cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; từ đó bố trí các nguồn lực hợp lý, hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Phùng Quang Hiệp cũng kiến nghị Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét gỡ khó một số khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho 3 dự án là đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP số 2-Vinachem. Ngoài ra, cho phép các Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc và DAP số 2 Lào Cai được tiếp tục giảm 50% mức trích khấu hao tài sản cố định hàng năm, theo phương pháp đường thẳng từ năm 2020 đến 2025, phần giá trị giãn khấu hao sẽ được phaanboor vào những năm còn lại của tài sản cố định.

Vinachem cũng đề nghị Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp báo cáo Chính phủ đẩy nhanh việc trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất phân bón trong nước, sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%.

“Việc giải quyết kiến nghị trên không đòi hỏi Nhà nước phải bỏ tiền hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch Covid-19, mà chỉ là điều chỉnh chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bình đẳng với phân bón nhập khẩu”, lãnh đạo Vinachem cho hay.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
22 phút trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
2 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
3 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
4 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.130.484 VNĐ / tấn

165.10 JPY / kg

0.30 %

- 0.50

Đường

SUGAR

10.386.138 VNĐ / tấn

18.12 UScents / lb

1.17 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

210.282.338 VNĐ / tấn

8,088.00 USD / mt

4.25 %

- 359.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.688.930 VNĐ / tấn

343.15 UScents / lb

2.80 %

- 9.89

Gạo

RICE

15.668 VNĐ / tấn

13.25 USD / CWT

2.25 %

- 0.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.820.592 VNĐ / tấn

1,028.00 UScents / bu

0.10 %

- 1.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.513.252 VNĐ / tấn

297.05 USD / ust

0.18 %

- 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
1 ngày trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
1 ngày trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
1 ngày trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.