5 hướng “thoát hiểm” giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

02/05/2020 08:01
Dịch Covid-19 như “liều thuốc thử” đo lường sức khỏe và mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp. Trong “nguy” có “cơ”, theo ghi nhận của Anphabe, doanh nghiệp chuyên về giải pháp nhân sự, nhiều công ty đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra những phương án ứng phó “tốc độ” và hiệu quả.

Mới đây, Anphabe, đã phỏng vấn chuyên sâu với hơn 50 công ty thuộc 20 ngành nghề trong thời gian một tháng. Từ đó, Anphabe cung cấp bức tranh tổng quát về Thị trường nhân sự giai đoạn này cùng hàng loạt hướng giải pháp hữu hiệu từ một số doanh nghiệp tiêu biểu nhằm đối đầu với cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ mang tên Covid-19.

Chuyển đổi số - câu chuyện tất yếu

Đại dịch Covid-19 thực ra lại là yếu tố thúc đẩy hành trình chuyển đổi số tại nhiều doanh nghiệp diễn ra nhanh và quyết liệt hơn bao giờ hết. Khi bắt buộc phải giãn cách xã hội, công nghệ trở thành chiếc phao cứu sinh giúp các công ty chuyển đổi sang làm việc ở nhà và hoạt động trực tuyến nhanh chóng, linh hoạt.

Ví dụ, tại tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, tuy đã đầu tư rất sớm vào hệ thống truyền thông và kết nối nội bộ Workplace do Facebook cung cấp, nếu trước Covid, không dễ để thuyết phục mọi nhân viên cùng sử dụng thì giờ đây, việc dùng hệ thống này để trao đổi và làm việc nhóm đã trở nên rất thiết yếu. Công ty cũng cho biết, số lượng đơn hàng trực tuyến cũng gia tăng đáng kể dù trước đây, khá là khó để các nhân viên ở tỉnh xa "chia tay" với cách làm giấy truyền thống.

Covid đã mở ra một giai đoạn mà mọi định hướng kinh doanh đều cần hướng tới một nền tảng số, mọi tổ chức từ lãnh đạo tới nhân viên đều cần tư duy số và công nghệ sẽ trở thành ngôn ngữ chung kết nối chúng ta tới tương lai.

Chuyển đổi chiến lược kinh doanh - nhanh và thức thời

Để thích ứng và tồn tại trong giai đoạn này, doanh nghiệp buộc phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, hướng tới những nhu cầu mới và thậm chí là các nhóm khách hàng mới.

Tuy bị tạm ngưng đội ngũ vận chuyển bằng taxi công nghệ, Grab đã giới thiệu ngay dịch vụ đi chợ hộ Grabmart; chuỗi pizza 4P nổi tiếng vì "nói không" với dịch vụ giao hàng giờ đã phục vụ tận nơi và còn tặng thêm khách hàng danh sách nhạc riêng cho bữa trưa và bữa tối. Hay Vinamilk tập trung đẩy mạnh hàng loạt sản phẩm chuyên về sức đề kháng để đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng…

Dù muốn hay không, tinh thần "dám thay đổi" và tốc độ thay đổi chính là thước đo cho khả năng sinh tồn của các doanh nghiệp lúc này.

Chuyển dịch cơ cấu tổ chức - quyết liệt chưa từng thấy

Chia sẻ với Anphabe, nhiều CEO và giám đốc nhân sự của các doanh nghiệp cho rằng khủng hoảng Covid-19 đã làm thay đổi nhiều vấn đề vốn bất di bất dịch, trong đó có câu chuyện cơ cấu tổ chức. Và đây cũng chính là cơ hội tốt để rà soát lại đội ngũ, thay đổi mô tả công việc ở nhiều vị trí theo xu hướng "chuyển đổi định phí thành biến phí" và tập trung vào "chiến tuyến đầu" cứu doanh thu.

Chẳng hạn, nhân viên bộ phận vận hành (operation) được đào tạo để chuyển đổi thành bộ phận bán hàng (sales), thu nhập cố định theo đó sẽ giảm dần và được thay thế bằng thu nhập kinh doanh. Đây chính là xu hướng chuyển dịch phổ biến đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng và thậm chí là bất động

Truyền thông nội bộ và nâng cao trách nhiệm xã hội

Thay đổi cũng đồng nghĩa với nhiều bất định và mất phương hướng trong nội bộ. Để "cách ly mà không chia xa", doanh nghiệp phải biết tận dụng mọi cơ hội truyền thông nội bộ trên đa phương tiện và những nền tảng mới để gắn kết nhân viên, giúp họ an tâm hơn, đồng thời nắm được những ưu tiên trong hàng loạt thay đổi đang đồng loạt diễn ra.

Hiện tại, công ty vàng bạc đá quý PNJ đang sử dụng hệ thống khảo sát nhanh hàng ngày để nhân viên cập nhật nhanh về "tình hình sức khỏe". Tổng giám đốc INSEE thì livestream về kết quả kinh doanh tới công nhân của từng nhà máy hay nhân viên Vietcredit nhảy Ghen Covid, quay lại bằng Tiktok và chia sẻ với toàn hệ thống nhờ Workplace…

Bên cạnh đó, ngoài việc giải quyết những khó khăn kinh doanh, cũng không hiếm các doanh nghiệp thể hiện tốt vai trò xã hội của mình trong việc "chung tay phòng chống Covid" với nhà nước.

Như việc nhân viên Saint Gobain cùng góp những ngày lương để ủng hộ 5 triệu khẩu trang chống dịch, toàn bộ ban lãnh đạo SHB tự nguyện giảm lương 30-50% cho đến khi hết dịch để dồn lực cho gói cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hơn bao giờ hết, những giá trị cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tạo ra trong giai đoạn này ngoài việc thúc đẩy lòng tự hào của nhân viên cũng sẽ là những điểm sáng trong Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng của họ trong tương lai.

Chỉ là khoảng nghỉ để tập trung huấn luyện và đào tạo

Nhiều doanh nghiệp với tầm nhìn xa cũng đã lựa chọn thời điểm này để tập trung hoạt động huấn luyện đào tạo nhằm nâng cao nội lực sẵn sàng hơn cho giai đoạn mới.

Chẳng hạn, công ty bảo hiểm Prudential mới đầu tư 2 triệu đô cho hệ thống đào tạo đại lý trực tuyến (Virtual learning studio) lần đầu tiên cho phép giảng viên tương tác với hàng trăm nhân viên từ nhiều đầu cầu y như thật.

Hoặc mặc dù phải rất thận trọng với mọi chi phí giai đoạn này, INSEE Việt Nam vẫn không ngần ngại chi một khoản tiền không nhỏ để đăng ký tài khoản học trực tuyến trên LinkedIn cho toàn bộ nhân viên cấp quản lý. Công ty FE credit tập trung đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ là tiếp cận khách hàng qua điện thoại và bán hàng từ xa…

Nguyên lý "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" trong các trường hợp này chắc chắn sẽ mang lại những giá trị mới trong tương lai không xa cho các doanh nghiệp.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
17 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
18 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
19 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
20 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.