Cụ thể, sản xuất công nghiệp tháng 8/2022 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước do các doanh nghiệp nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%; ngành khai khoáng tăng 10,2%.
Đóng góp vào mức tăng trưởng chung, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,8%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm.
Xét trong ngành công nghiệp trọng điểm, một số ngành có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
5 ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ IIP tăng cao nhất 8 tháng đầu năm 2022. Nguồn: TCTK.
Cụ thể, sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng 26,8% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trong điểm8 tháng đầu năm 2022. Đứng thứ 2 là sản xuất trang phục có chỉ số IIP tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có chỉ số IIP tăng 18,5% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, sản xuất thiết bị điện và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng có chi số IIP tăng 17,4% so với cùng kỳ. Cùng với đó, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu có IIP tăng 14,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa có IIP tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có IIP tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) có IIP tăng 10,4% so với cùng kỳ.