5 xu hướng chính định hình thế giới năm 2022

03/01/2022 10:00
Theo CNET, năm 2022 thế giới sẽ bị chi phối bởi nhu cầu thay đổi và thích ứng với thực tế mới, đặc biệt là về công nghệ, tài chính…

Ngay cả trước khi các sự kiện quan trọng của năm 2020 và 2021 xảy ra, các mảng kiến tạo về văn hóa, xã hội và công nghệ đã và đang dịch chuyển, góp phần định hình lại thế giới. Đại dịch đã đẩy nhanh sự thay đổi này và làm phức tạp thêm tình hình.

1. Đại dịch và tương lai y tế

Dịch Covid-19 xuất hiện đã khiến cả thế giới bất ngờ và không kịp trở tay. Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đại dịch vào ngày 11/3/2020, rất ít người nghĩ rằng các biện pháp hạn chế như phong tỏa, giãn cách cùng sự gián đoạn về hoạt động và nguồn cung có thể kéo dài đến 2 năm. Khi nhiều nước đang chuẩn bị trở về trạng thái bình thường vào giữa năm 2021, sự xuất hiện của biến thể Delta, sau đó là biến thể Omicron đã gây ra nhiều thách thức mới.

Liệu năm 2022 có phải là năm Covid-19 chuyển từ đại dịch sang một loại bệnh đặc hữu hay không? Đây là điều mà tất cả mọi người đều hy vọng, nhưng chắc chắn thế giới sẽ không bao giờ có thể quay trở lại thời điểm như trước năm 2019. Năm 2022, nhiều quốc gia sẽ theo mô hình ở một số nước châu Á – nơi người dân có thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng khi họ bị ốm hoặc suy giảm miễn dịch.

Hệ thống y tế cũng sẽ có nhiều thay đổi sau đại dịch. Chẳng hạn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn khi ngày càng có nhiều người quen với việc thăm khám sức khỏe trực tuyến. Bên cạnh đó, vaccine Covid-19 cũng sẽ thay đổi công cuộc nghiên cứu và phát triển vaccine hoặc các liệu pháp điều trị bệnh tiềm năng khác. Nếu như trước đây phải mất khoảng 1 thập kỷ để điều chế một loại vaccine mới, thì hiện giờ các công ty có thể chỉ cần 10 tháng, nhờ công nghệ di truyền và công nghệ mRNA. Đây có thể là một trong những bước đột phá về y học quan trọng nhất của thế kỷ này.

2. Làm việc từ xa và “đại khủng hoảng lao động”

Nơi làm việc và trường học có lẽ là những nơi bị gián đoạn nhiều nhất trong đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục đóng cửa trường học và áp dụng hình thức học trực tuyến, trong khi nhiều nước mở cửa trở lại một cách dè dặt, hạn chế số lượng học sinh, đảm bảo việc giãn cách.

Người dân cũng làm quen với việc làm việc từ xa, thậm chí cảm thấy họ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình thông qua hình thức này. Nhiều nhân viên đã di chuyển về gần gia đình hơn hoặc rời xa trung tâm thành phố để tận hưởng bầu không khí trong lành.

Một số công ty hoặc tổ chức cũng ưa thích hình thức này vì điều đó giúp họ tiết kiệm đáng kể chi phí thuê mướn địa điểm làm việc, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.

Xu hướng đáng ngạc nhiên nhất nhiều khả năng tiếp tục gia tăng trong năm 2022 là làm sóng nghỉ việc ồ ạt. Thế giới đang trải qua một cuộc "đại khủng hoảng lao động" (The Great Resignation) do ngày càng có nhiều lao động tự nguyện nghỉ việc hoặc nhảy việc sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố tháng 12 cho thấy, số người nghỉ việc tại nước này vẫn ở mức cao kỷ lục dù nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại.

“Đại khủng hoảng lao động” là một xu hướng không thể tránh khỏi sau thời gian dài tâm lý người lao động bị đặt lên bàn cân giữa công việc và cuộc sống. Làn sóng này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều giải pháp giữ chân nhân viên, cũng như nâng cao năng suất làm việc.

3. Biến động tiền tệ và tài chính cá nhân

Lĩnh vực tiền tệ và tài chính cá nhân sẽ có nhiều thay đổi lớn. Tình trạng lạm phát đã gia tăng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, với mức đỉnh điểm 6,8% vào tháng 11 vừa qua. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1982. Theo dự báo, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát sẽ giảm về mức khoảng 2% vào giữa năm 2022, còn với các nền kinh tế đang phát triển lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 4%. Thị trường chứng khoán sẽ có những biến động lớn và một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu các cổ phiếu công nghệ sẽ chấm dứt thời kỳ huy hoàng hay vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Tiền điện tử đã và đang phá vỡ các đỉnh cao mới, đồng thời thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Ở một số thời điểm trong năm 2021, ứng dụng trao đổi tiền điện tử Coinbase đã vượt qua TikTok và YouTube trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong App Store của Apple. Một số người coi Bitcoin - tiền điện tử phổ biến nhất thế giới như một công cụ chống lạm phát. Nhiều chính trị gia, vận động viên thậm chí đã bắt đầu nhận tiền lương của họ qua hình thức chi trả bằng Bitcoin vào năm 2021.

4. Chạy đua chinh phục không gian và du lịch dũ trụ

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2022 có lẽ là cuộc chạy đua khám phá không gian vũ trụ. Trung Quốc và Nga đang hợp tác xây dựng một trạm vũ trụ Mặt Trăng (vào năm 2030) và đưa robot lên một tiểu hành tinh (vào năm 2024). Không chịu kém cạnh, NASA đã công bố danh sách 10 thành viên thuộc thế hệ phi hành gia sẽ chinh phục Mặt Trăng và có lẽ cả sao Hỏa trong thời gian tới.

Các công ty vũ trụ tư nhân SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic đều đã đưa phi hành đoàn dân sự vào không gian vào năm 2021. Tất cả đang vẽ ra một tương lai đầy triển vọng của ngành du lịch vũ trụ. Tham vọng này sẽ lớn hơn vào năm 2022.

5. Xe điện chiếm lĩnh thị trường, thay xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Những chiếc xe điện hoặc phương tiện thân thiện với môi trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố, sẵn sàng cho sự bùng nổ vào năm 2022 sau khi đạt được nhiều bước tiến lớn vào năm 2021. Anh sẽ ngừng mua các phương tiện chạy bằng phương tiện hóa thạch vào năm 2030, Mỹ dự định thực hiện bước đi tương tự vào năm 2035 và một liên minh gồm nhiều quốc gia cũng đặt mục tiêu đến năm 2040 chấm dứt sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Công ty sản xuất xe điện Tesla Motors của tỷ phú Elon Musk dự đoán mẫu xe SUV chạy điện Tesla Model Y với kiểu dáng nhỏ gọn sẽ trở thành phương tiện bán chạy nhất trên toàn thế giới vào năm 2022. Giá thành của xe chạy bằng xăng ở thời điểm hiện tại dự kiến sẽ giảm mạnh trong những năm tới khi mọi người chuyển từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.