5 xu hướng mới do Covid-19 có thể thay đổi toàn bộ ngành fintech

04/05/2020 14:12
Cộng đồng startup fintech đang trải qua nhiều sự thay đổi lớn trong bối cảnh Covid-19 tác động mạnh mẽ lên toàn bộ nền kinh tế.

Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong đại dịch Covid-19 chứng kiến nhiều thay đổi lớn diễn ra từng ngày. Các chính phủ đang thực thi các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp. Chẳng hạn, Pháp đưa ra gói cứu trợ 4 tỉ EUR, Đức đề xuất gói cứu trợ 2 tỉ EUR. Một vài các biện pháp khác cũng được Chính phủ Hà Lan thực thi. 

Và khi các cộng đồng sáng tạo bắt đầu cần đến sự hỗ trợ về mặt tài chính, chính phủ Anh cũng đưa ra một số biện pháp cứu trợ. Chính phủ Tây Ban Nha cũng đang thử nghiệm điều chỉnh mức thu nhập cơ bản.

Để có góc nhìn rộng hơn về tác động của Covid-19 đối với các công ty khởi nghiệp, Techleap - một tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ bởi Bộ kinh tế và Chính sách khí hậu Hà Lan đã thực hiện một khảo sát về hệ sinh thái khởi nghiệp. Khảo sát thể hiện quan điểm và cảm nhận của các nhà sáng lập và các công ty đầu tư mạo hiểm, cũng như nhu cầu hiện tại và các biện pháp có thể thực hiện. Hầu hết các nhà sáng lập đều cho rằng họ cần được tài trợ ngắn hạn, trong khi 65% các quỹ đầu tư mạo hiểm đang trì hoãn việc này.

Không có gì ngạc nhiên khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech đang có những dấu hiệu đầu tiên về sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Hầu hết các công ty này đều có lợi thế về đội ngũ và hệ thống linh hoạt. Bây giờ vấn đề là sức chống chịu và hiệu quả của dịch vụ. Dưới đây là 5 xu hướng trong ngành Fintech được tạo ra bởi Covid-19.

1. Gọi vốn trong bối cảnh mới

Một số chuyên gia gợi ý các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech nên hoãn lại việc tìm nguồn đầu tư. Về mặt tích cực, các công ty khởi nghiệp chỉ cần sống sót qua thời điểm này thì có thể trở thành người dẫn đầu thị trường trong tương lai.

Đối với các công ty sắp đạt được bước chốt thỏa thuận, mọi việc có vẻ thuận lợi hơn, chẳng hạn: Yapily đã đạt được mức tài trợ 12 triệu EUR trong Series A từ các nhà đầu tư hiện tại cùng với các nhà đầu tư thiên thần. Các công ty Fintech khác cũng chốt được thỏa thuận đầu tư gần đây là Lunar và Lanister.

2. Trực tuyến hóa các sự kiện

Khá giống với các công ty công nghệ, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech phụ thuộc nhiều vào các sự kiện. Vài lần mỗi năm, cộng đồng fintech sẽ tụ họp tại các thành phố như Amsterdam, Berlin hoặc Paris. Tại đây, các mối quan hệ đối tác được thành lập, hoặc các thỏa thuận góp vốn được ký kết. Hiện tại, hầu hết các sự kiện này đều bị hoãn lại hoặc hủy bỏ. Một số sự kiện chính thì được tổ chức trực tuyến miễn phí qua ứng dụng trên điện thoại di động hoặc hội thảo trên các website với chương trình hỏi đáp trực tiếp. Khi các sự kiện trực tuyến dần trở nên phổ biến thì các startup này nên cơ cấu lại phần ngân sách dành cho việc tương tác với khách hàng.

3. Cơ hội cho các dịch vụ tài chính trực tuyến

Covid-19 mở ra một cơ hội mới cho các startup và ứng dụng fintech có lượng lớn khách hàng làm việc tại nhà (work from home). Sự tăng trưởng trong thanh toán kỹ thuật số và các ứng dụng fintech trên thiết bị di động chứng kiến mức độ sử dụng một số ứng dụng fintech tăng trưởng lên đến 72%.

Các Neobank (ngân hàng kỹ thuật số kiểu mới hoạt động trực tuyến trên không gian mạng không cần các chi nhánh, phòng giao dịch) như Monzo đang cung cấp một loạt các lựa chọn hoàn trả nợ cho các khoản thấu chi hoặc khoản vay nợ. Những Neobank khác như Tide đang cung cấp, tư vấn các dịch vụ tài chính cho các khách hàng doanh nghiệp.

Lĩnh vực này cũng đang thành lập các mối quan hệ đối tác phi truyền thống như Microsoft hợp tác với công ty khởi nghiệp phần mềm công nghệ tài chính Plaid để cho phép mọi người tự động nhập dữ liệu tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của họ vào Excel.

4. Chấp nhận rủi ro

Để thành công thì nhất định bạn phải biết chấp nhận rủi ro. Một ví dụ điển hình về startup chấp nhận rủi ro là Bux – một công ty thành lập từ năm 2014 và hiện có hơn 2 triệu người dùng trên khắp châu Âu với khối lượng giao dịch hàng tỷ Euro. Công ty này gần đây đã ra mắt một nền tảng tiền mã hóa mới với mức hoa hồng bằng 0. Loại tài sản kỹ thuật số này đang được đặt cược với hàng tỷ đô la từ nhiều tập đoàn đầu tư mạo hiểm. Gần đây, Speedinvest đã đưa ra tuyên bố hợp tác với một công ty khởi nghiệp tiền mã hóa của Áo – Bitpanda.

5. Các sáng kiến ​​tập trung vào cộng đồng

Các công ty khởi nghiệp Fintech cũng đang hỗ trợ cộng đồng trong thời gian này. Các dịch vụ từ tư vấn, các lệnh hủy hoặc giao dịch đều được miễn phí hoặc tiền thu được đều được quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận và bệnh viện. Đây có thể là sự khởi đầu của một hình thức kinh doanh mới, nơi nhu cầu của cộng đồng đang được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

5 xu hướng mới do Covid-19 có thể thay đổi toàn bộ ngành fintech - Ảnh 3.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
24 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
48 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
1 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
46 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.