Sự thay đổi như vũ bão của thời đại đã sáng tạo ra một thế hệ mới, được gọi là thế hệ Z – GenZ từ là thanh thiếu niên từ 12 đến 23 tuổi, không giống bất cứ thế hệ nào trước đó.
Đặc tính nổi trội nhất của GenZ tại Việt Nam là sinh ra đã được tiếp xúc với internet và công nghệ. Smartphone và mạng xã hội là hai thứ quan trọng nhất nhì trong cuộc sống của họ. Ngoài ra, GenZ còn rất năng động và giỏi tùy biến, kéo theo đó là sự thiếu kiên nhẫn.
Thế nên, theo chị Hoàng Thị Ngọc Diễm – Giám đốc marketing của TikTok Việt Nam, thì muốn chinh phục thế hệ này (GenZ cũng là khách hàng mục tiêu của TikTok), chúng ta cần có những mảng miếng marketing khác biệt so với trước đây.
"Thông qua 6 kinh nghiệm về GenZ mà TikTok rút ra sau gần 3 năm hoạt động dưới đây, chúng tôi muốn phần nào đó giúp các đồng nghiệp có thể rút ra những điều cần thiết khi hoạch định chiến lược marketing trong tương lai hay khi phân bố ngân sách cho các kênh khác nhau", chị Ngọc Diễm chia sẻ.
Đầu tiên, khi marketing đến GenZ, thiết bị di động luôn được ưu tiên đầu tiên. Hiện 72% người Việt Nam dùng smartphone, còn nếu trong tính trong lượng người dùng thường xuyên của TikTok ở Việt Nam, có 62% thuộc GenZ, tức là chắc chắn có 7,2 triệu GenZ Việt Nam có smartphone.
Thứ hai, khi làm các chiến dịch marketing, chúng ta phải chú tâm vào tất cả các mạng xã hội. Trong 58 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, có 60% sử dụng hơn 2 mạng xã hội. Lúc chúng ta chọn đi trên nền tảng mạng xã hội nào, thì phải chọn đúng nội dung và hình thức thể hiện, cũng như thói quen sử dụng của người dùng GenZ trên đó.
Thứ ba, do GenZ có quá nhiều sự lựa chọn, nên nội dung video phải được tải nhanh nhất và dễ xem nhất để họ có thể xem mọi lúc – mọi nơi.
Người Việt thường có 3,6 giờ lướt mạng, 60% thường xuyên xem video online, tức là với thời gian đó họ có thể xem được khoảng 100 video trên TikTok (video dài nhất của TikTok tối đa 15 giây). Lưu ý: kể cả khi tắt tiếng – mute, thì chúng ta vẫn phải truyền tải được nội dung video và các video hiển thị theo format chiều dọc được xem nhiều hơn chiều ngang.
Thứ tư, phải cá nhân hóa tối đa video thì mới có thể gây được sự chú ý với GenZ.
Người trẻ thường không phí thời gian cho những video hoặc nhãn hàng không hiểu họ. Chúng ta phải đưa ra lý do vì sao họ cần phải lắng nghe chúng ta, muốn thế, chúng ta phải nói cùng ngôn ngữ với họ, thông qua việc lắng nghe họ và biết họ muốn gì.
Bằng các thuật toán thông minh và dựa vào machine learning cũng như big data để học sở thích cộng với tìm hiểu thời gian online của người dùng, TikTok thường đề nghị những video mà người dùng muốn xem ngay tại thời điểm muốn xem, với nội dung đa dạng và từ nhiều nguồn khác nhau, nên người dùng không tự giác bị cuốn vào rồi xem mãi. Chị Diễm kể, một người bạn thuộc giới LGBT của chị đã 'khen' TikTok thật tinh, khi phần gợi ý tiếp theo cho người đó toàn video về hotboy.
Việc đặt mục tiêu marketing theo vùng miền và độ tuổi giờ không còn thích hợp nữa.
Thứ năm, video phải có tính tương tác – sáng tạo, giúp người dùng có thể là một phần trong chiến dịch marketing, viral miễn phí cho chúng ta.
Để được như thế, chúng ta phải tạo ra được cảm hứng cũng như công cụ để GenZ có thể tích cực và dễ dàng tham gia vào làm video theo chủ đề, đồng thời hướng dẫn họ làm như thế nào là tốt nhất, đúng và sai. GenZ sẽ cảm giác mình được toàn quyền sáng tạo nội dung theo cách riêng của bản thân.
Cuối cùng, marketing cho GenZ nên thông qua các nhân vật gây ảnh hưởng - KOLs nhưng chỉ nhỏ thôi. Hồi xưa là thời của các KOLs rất nổi tiếng, nhưng với GenZ thì thông qua những KOLs nhỏ và siêu nhỏ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những KOLs đó phải là những người thường xuyên tương tác trên mạng xã hội – được GenZ coi như người quen thường gặp trong ‘sinh hoạt hàng ngày’ trên đó.