6 biểu đồ phản ánh tác động sâu sắc từ dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu

12/03/2020 15:43
Khi dịch Covid-19 (virus corona) lan rộng ra 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, buộc WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu, những vấn đề không chỉ dừng lại ở việc có bao nhiêu ca nhiễm bệnh, mà còn là tác động của nó đến kinh tế thế giới ra sao.

Ben May, nhà kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Oxford Economics cho hay: “Việc phong tỏa nhiều thành phố trên diện rộng để kiểm soát dịch virus corona như Trung Quốc đã thực hiện có thể làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Những lo ngại về tác động của dịch bệnh với nền kinh tế toàn cầu đã làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới, khiến cổ phiếu giảm mạnh và lợi tức trái phiếu chính phủ chạm đáy.

Dưới đây là 6 biểu đồ được công bố bởi Oxford Economics cho thấy tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế toàn cầu.

Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 1

Biểu đồ thể hiện dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và nhiều quốc gia năm 2020 (màu xanh đậm) giảm sâu so với mức tăng trưởng kinh tế đạt được năm 2019 (màu vàng)

Ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hàng loạt tổ chức nghiên cứu và ngân hàng lớn trên thế giới đã tiến hành cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Mới đây nhất, trong báo cáo tháng 3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 với hầu hết các nền kinh tế. Theo đó, dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 chỉ đạt 2,4%, giảm từ mức dự kiến 2,9% trước đó. Riêng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tụt dốc từ mức dự kiến 5,7% xuống 4,9% trong cả năm 2020.

Hoạt động sản xuất suy yếu

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 2

Chỉ số PMI sản xuất Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản đồng loạt giảm tring tháng 1-2/2020

Chỉ số quản lý thu mua lĩnh vực sản xuất Caixin / Markit PMI tháng 2 của các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đạt 40,3, cho thấy một sự suy yếu đáng kể trong hoạt động của các nhà máy. 

Sự suy yếu này không chỉ phản ánh những thiệt hại của nền kinh tế Trung Quốc do dịch virus corona mà còn cho thấy sự tổn thương với nhiều quốc gia có chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ với Trung Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore...

Dù truyền thông nhà nước tuyên bố khoảng 90% doanh nghiệp nhà nước đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong đầu tháng 3, các cuộc khảo sát chỉ ra hơn một nửa số doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thể trở lại làm việc vì thiếu hụt nhân công, thiếu nguyên vật liệu sản xuất, gián đoạn hàng hóa xuất nhập khẩu. Cùng với đó, sự lan rộng dịch virus corona trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Italy, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… đang đe dọa hoạt động sản xuất toàn cầu.

Ngành dịch vụ lao đao

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 3

PMI các ngành dịch vụ cũng giảm sâu

Dịch virus corona không chỉ tấn công ngành công nghiệp sản xuất mà còn khiến ngành dịch vụ của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung khi người tiêu dùng giảm chi tiêu do hàng loạt khuyến nghị cách ly tại nhà, tránh tụ tập nơi đông người và các hoạt động công cộng. Nhiều cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và hãng hàng không đã dự báo doanh thu giảm mạnh vì dịch bệnh.

Caixin / Markit PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 2 chỉ đạt 26,5%, lần đầu tiên tụt xuống dưới mức trung lập 50 điểm trong vòng 15 năm nay.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải quốc gia suy nhất chứng kiến sự suy yếu trong ngành dịch vụ. PMI dịch vụ của Mỹ cũng sụt giảm trong tháng 2, theo IHS Markit. Tại nhiều quốc gia khác, sự giảm sút khách du lịch khi dịch virus corona bùng phát trên toàn cầu cũng gây ra thiệt hại hàng tỷ USD cho ngành dịch vụ.

Giá dầu giảm sâu

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 4

Giá dầu cắm đầu giảm do tác động của dịch virus corona

Việc hoạt động kinh tế trì trệ vì dịch virus corona đã làm nhu cầu dầu trên toàn cầu giảm mạnh, đưa giá dầu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trung Quốc - tâm chấn của dịch virus corona là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Do đó, khi ngành sản xuất kinh doanh và các hoạt động giao thông tại Trung Quốc tê liệt nhiều tuần liền vì dịch virus corona, việc nhu cầu dầu giảm là điều dễ hiểu. 

Hiện tượng giá dầu giảm đã diễn ra trước cả khi OPEC và các đồng minh bất đồng trong khuyến nghị cắt giảm sản lượng dầu, khiến Arab Saudi thổi bùng chiến tranh giá dầu với Nga.

Các nhà phân tích DBS còn lo ngại sự bùng phát dịch Covid-19 ở Italy và các nước Châu Âu nhiều khả năng sẽ khiến giá dầu giảm sâu hơn nữa.

Thị trường chứng khoán đỏ sàn

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 5

4 chỉ số chứng khoán trên các sàn giao dịch hàng đầu thế giới biến động mạnh kể từ tháng 1

Nỗi sợ hãi xoay quanh tác động to lớn của dịch bệnh đến nền kinh tế toàn cầu đã khiến giá cổ phiếu giảm sâu tại nhiều thị trường lớn. Tại Mỹ, trong phiên giao dịch sáng 11/3, Dow Jones thậm chí đã rơi vào lãnh thổ thị trường gấu, tức mức giảm hơn 20% so với đỉnh kỷ lục hồi tháng trước. Hai chỉ số chính còn lại là S&P 500 và Nasdaq Composite cũng tiến sát lãnh thổ thị trường gấu.

Lợi suất trái phiếu giảm mạnh

6 bieu do phan anh tac dong sau sac tu dich covid-19 den nen kinh te toan cau hinh anh 6

Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng theo đà đi xuống

Trái ngược với xu hướng bán tháo trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư lại đổ tiền vào những tài sản an toàn như vàng hoặc trái phiếu, dẫn đến sự giảm mạnh lợi tức trái phiếu kho bạc.

Tại Mỹ, lợi suất trái phiếu kho bạc tất cả các kỳ hạn có thời điểm đồng loại giảm xuống dưới 1%, mức thấp kỷ lục chưa từng thấy. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm có thời điểm chạm đáy 0,3%.

Trước mức giảm mạnh như vậy, Cục Dự trữ Liên bang FED đã phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp 0,5% trong nỗ lực xoa dịu thị trường đầu tư, đưa lãi suất cơ bản xuống mức mục tiêu 1-1.25%.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
2 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
33 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
9 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
25 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
21 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
23 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 ngày trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa