1. Làm việc điên cuồng không ngừng nghỉ
Một người làm việc với cường độ cao có thể thúc đẩy giải quyết những đầu việc khó khăn trong công ty. Người ta cũng thường nghĩ rằng, họ là những người có sức cạnh tranh tốt. Trên thực tế, đúng là sẽ rất tuyệt vời khi có những nhân viên làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, nhưng nếu họ tham việc đến mức điên cuồng, điều đó lại có thể làm ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.
Họ có thể tách biệt với các nhân viên khác, hoặc tạo ra một văn hoá cạnh tranh tiêu cực không có lợi cho sự hợp tác. Cường độ làm việc quá cao có thể khiến họ đưa ra những quyết định dễ đưa công ty vào thế nguy hiểm. Ngoài ra, những người làm việc điên cuồng thường ưu tiên việc chiến thắng hoặc kiếm tiền cá nhân, hơn là sẽ mục tiêu và lợi ích của công ty.
2. Xin việc vì lý do sai lầm
Động cơ xin việc có ý nghĩa quan trọng hơn bạn tưởng. Có những người ứng tuyển bán hàng vì họ muốn kiếm thật nhiều tiền – điều này không đúng với mục đích, nhu cầu của công ty, nhưng nhà tuyển dụng vẫn có thể chấp nhận, vì nó không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, có những người đi xin việc vào đâu đó chỉ để làm đẹp CV (hồ sơ cá nhân). Và lúc này thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu là một nhà tuyển dụng thông minh.
Động cơ ứng tuyển rất quan trọng, vì với những người muốn làm việc hiệu quả và xông xáo, họ thường cần có động lực mạnh mẽ từ bên trong. Nhưng người dùng các yếu tố bên ngoài làm động lực có thể dễ dàng thay đổi công việc khi tình hình không vừa ý.
3. Nữ hoàng thị phi
Có những người sẵn sàng tạo thị phi ở bất cứ nơi đâu họ tới. Họ thường tò mò muốn biết mọi thứ, tham gia vào cuộc sống cá nhân của bạn bè, đồng nghiệp và liên tục tìm kiếm sự chú ý. Họ bới móc các vấn đề tầm thường và đôi khi gây xích mích giữa đồng nghiệp này với đồng nghiệp khác. Họ cũng không thường xuyên tập trung vào công việc mà mình đang làm.
Sự thiếu tập trung này có thể kéo người khác cùng đi xuống, và sự chú ý của họ đối với các vấn đề thị phi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề thực tại của công ty.
4. Người thích đổ lỗi
Những người này thường khó để nhận ra khi phỏng vấn tuyển dụng. Bạn có thể hỏi họ về các vấn đề trong công việc trước đây của họ để xác định xem họ có phải là người thích đổ lỗi hay không.
Người thích đổ lỗi là "thuốc độc" trong công việc vì họ không bao giờ chịu trách nhiệm. Những người này thường không tự thực hiện công việc vì họ sợ bị gánh trách nhiệm nếu xảy ra lỗi. Thay vào đó, họ luôn có một ai đó để đổ lỗi nếu cần. Những người như vậy cũng không thích phản hồi để cải tiến công việc. Họ đổ lỗi cho những thiếu sót khác thay vì nhận ra những sai sót của chính họ và nỗ lực để cải thiện chúng.
Trên thực tế, kiếm cớ đổ lỗi là phản ứng mà đôi khi, chúng ta vẫn mắc phải, nhưng một người luôn luôn trong trạng thái đó thì rõ ràng không phải là một nhân viên tốt.
5. Thiếu tư duy phản biện
Một ứng viên tiềm năng có thể là một người tốt tính và hoà đồng, nhưng nếu thiếu đi kỹ năng tư duy phản biện thì người đó sẽ mất điểm ngay. Ngày nay, để thành công trong bất kỳ công việc nào, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.
Khi máy móc ngày càng trở nên thông minh hơn, và tự động hoá ngày càng cao độ hơn, một trong những yếu tố mang tính phân biệt lớn nhất giữa con người chính là khả năng tư duy phản biện. Việc thuê những người không thể tự quyết định sẽ khiến công ty tiêu tốn thời gian và năng lượng để đưa ra những chỉ dẫn cho họ, thậm chí có thể làm xao nhãng những công việc khác.
6. Kẻ ích kỷ
Những kẻ ích kỷ không thể làm một nhân viên làm việc hiệu quả. Họ nghĩ về chính họ trước khi nghĩ tới công ty và đồng nghiệp. Người ích kỷ có thể khiến công ty của bạn gặp bất lợi, vì trong tình huống nhất định, anh ta sẵn sàng chọn cơ hội cho bản thân và để mặc công ty chịu rủi ro.
Khi tuyển dụng, hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi xung quanh việc ứng viên cảm thấy thế nafoa khi họ vừa hoàn thành một dự án lớn. Họ làm gì để ăn mừng? Nếu đó là một dự định mang tính cá nhân một mình thì nhiều khả năng đây là một người ích kỷ.