6 tháng hơn nửa triệu người chết, Covid-19 vẫn để lại một bí ẩn cực lớn: Nó thực sự chết chóc đến mức nào?

07/07/2020 12:14
Một bí ẩn gây tranh cãi rất lớn cho cộng đồng khoa học. Nhưng chẳng phải các bằng chứng đã quá rõ ràng? Đây là lý do tại sao.

6 tháng trôi qua, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã lây nhiễm cho hơn 11 triệu người, giết chết 525.000 sinh mạng (số liệu ngày 6/7). Nhưng bất chấp những con số vô cùng đáng sợ ấy, Covid-19 vẫn để lại cho khoa học một câu hỏi chưa thể có lời giải: Chính xác thì thứ virus này thực sự chết chóc đến mức nào?

Câu hỏi ấy đang trở nên phức tạp hơn trong tháng 6 vừa qua, khi CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) công bố rằng cứ mỗi ca lây nhiễm trong báo cáo, có trung bình 10 ca khác không được ghi nhận, chủ yếu là bởi người bệnh có triệu chứng quá nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng.

Nếu số liệu ấy là thực - tức là có rất nhiều người nhiễm bệnh khác không xuất hiện triệu chứng, thì dường như virus không đến mức chết chóc như những gì được thể hiện. Dẫu vậy, việc tính toán ra những con số chính xác không phải dễ dàng.

Bí ẩn lớn nhất của Covid-19

Hôm 2/6, Tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức buổi họp online kéo dài 2 ngày với hơn 1300 khoa học gia trên toàn thế giới. Bác sĩ Soumya Swaminathan - giám đốc WHO cho biết tỉ lệ tử vong vì lây nhiễm (IFR - tính cả những ca không triệu chứng và không được chẩn đoán) hiện tại rơi vào khoảng 0,6%. Dẫu vậy, bà có lưu ý rằng 0,6% xét trên toàn dân số thế giới sẽ rơi vào khoảng 47 triệu người, và riêng nước Mỹ là 2 triệu. Nghĩa là, virus vẫn là một mối đe dọa đáng sợ.

Ở thời điểm hiện tại, mỗi quốc gia có tỉ lệ rất khác về số ca tử vong (CFR) - dùng để xác định số người chết trên số lây nhiễm (không tính ca không triệu chứng và không chẩn đoán). Về cơ bản, quốc gia nào chịu ảnh hưởng lâu nhất sẽ có con số cao nhất. Như Trung Quốc, họ có 90.294 ca nhiễm (tính đến ngày 3/6) và 4634 người chết, tỉ lệ CFR là 5%. Mỹ có tỉ lệ gần giống vậy, với hơn 2,8 triệu ca nhiễm và 129.403 người tử vong, CFR là 4,6%.

Tỉ lệ này đang ở mức rất cao, hơn rất nhiều so với mức 2,5% mà đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 gây ra. Tuy nhiên, thực tế thì vẫn thật khó để tính toán tỉ lệ chính xác khi đại dịch vẫn đang xảy ra, đặc biệt là khi nó mới bắt đầu.

6 tháng hơn nửa triệu người chết, Covid-19 vẫn để lại một bí ẩn cực lớn: Nó thực sự chết chóc đến mức nào? - Ảnh 1.

Nhiều người được chôn cất mà không làm xét nghiệm, nên con số chính xác thực sự không thể có

Rõ ràng ở thời điểm hỗn loạn nhất của dịch bệnh, có thể hàng ngàn người đã chết và đem chôn mà không được xét nghiệm, cũng chẳng được khám nghiệm tử thi. Không ai có thể làm rõ được có bao nhiêu người chết vì virus, và bao nhiêu người là vì bị đau tim, đột quỵ hay vì các căn bệnh khác. Đây là thực tế xảy ra tại New York của Mỹ, tại Vũ Hán của Trung Quốc, và tại nhiều vùng dịch khác nữa.

Có khoảng 10 quốc gia khác với dân số đáng kể (chủ yếu nằm tại Tây Âu) có tỉ lệ nhiễm cao hơn nước Mỹ. Đó là Iceland, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ireland, Ý, Anh, Israel và New Zealand. Tuy nhiên, tỉ lệ ca tử vong của họ thì khác hoàn toàn. Iceland chỉ có dưới 1%, New Zealand và Israel dưới 2%. Bỉ thì lên tới 16%, Ý và Anh là 14%.

Tại phần lớn các quốc gia, khoảng 20% số ca xác nhận nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng đến mức cần thở oxy và các can thiệp tiên tiến hơn của bệnh viện - trích lời bác sĩ Janet Diaz, giám đốc y tế chương trình khẩn cấp của WHO. Khả năng sống sót của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi tác, tiền sử bệnh nền, và khả năng của hệ thống y tế nước sở tại.

Nghịch lý và những con số khó ước tính

Tỉ lệ tử vong được dự tính sẽ thấp hơn ở các quốc gia có dân số trẻ, ít béo phì - và đó thường là các nước nghèo nhất. Nhưng đồng thời, con số sẽ tăng cao ở các nước có ít máy thở, cơ sở y tế kém, nơi người dân ở rất xa bệnh viện. Trớ trêu thay, đó cũng là những gì các nước chưa phát triển phải đối mặt.

Và giờ, đã có thêm một yếu tố mới ảnh hưởng đến dự đoán. Chẳng hạn, có bằng chứng cho thấy người có nhóm máu A sẽ dễ tiến triển nặng khi nhiễm bệnh, và điều này làm thay đổi cả phương trình tính toán. Bởi lẽ, vùng Tây Phi và Nam Á có lượng người nhóm máu A khá hiếm. Thậm chí trong cộng đồng người bản địa Nam Mỹ, nhóm máu này còn hiếm hơn nữa.

Trước cuộc họp tuần qua, WHO không có số liệu chính xác về tỉ lệ IFR. Thay vào đó, họ dựa vào các số liệu hỗn hợp từ nhiều quốc gia, sau đó chọn khoảng 25 con số được cho là chính xác nhất, đánh giá kỹ lưỡng và chọn ra số trung bình. Kết luận từ đây, tỉ lệ IFR của cả thế giới đang là 0,64%. Trong đó, tỉ lệ ước tính tốt nhất của Mỹ rơi vào khoảng 0,4%.

6 tháng hơn nửa triệu người chết, Covid-19 vẫn để lại một bí ẩn cực lớn: Nó thực sự chết chóc đến mức nào? - Ảnh 2.

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918

CDC không phản hồi về việc vì sao họ có con số đó. Nhưng nhìn chung, 0,4% so với dân số của Mỹ sẽ rơi vào khoảng 1,3 triệu người. Tuy nhiên theo bác sĩ Morgan từ WHO, có rất nhiều điểm thiếu chắc chắn về việc có bao nhiêu ca nhiễm chưa được xét nghiệm và không có triệu chứng.

Để tiếp cận con số của CDC, các nhà nghiên cứu đã làm xét nghiệm trên kháng thể của gần 12.000 người tại 6 vùng ở Mỹ. Ngày 1/4, New York ghi nhận 53.803 ca nhiễm, nhưng theo tính toán của giới khoa học, con số thực sự có thể lên tới gần 642.000, cao hơn gấp 12 lần.

Tỉ lệ tử vong trên toàn cầu có thể thay đổi. Chỉ 1 hoặc 2 quốc gia ngoại lệ như Iran và Ecuardo, đại dịch ban đầu đánh thẳng vào các nước giàu có nhất của châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ - những nơi có hệ thống y tế tiên tiến nhất. Và giờ, nó lan rộng tại Ấn Độ, Brazil, Mexico, Nigeria... những nơi có hàng triệu người sống chui rúc trong những khu ổ chuột, cách xa khu dân cư và khó tiếp cận bệnh viện.

Nhiều chuyên gia sợ rằng tỉ lệ nhiễm và tử vong sẽ gia tăng sau mùa thu, khi không khí lạnh tràn đến và buộc con người phải ở môi trường kín nhiều hơn. Lúc đó, các quy định như buộc phải đeo khẩu trang sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Có khoảng 8 đại dịch cúm từng đánh vào Mỹ từ năm 1763. Trong đó, đợt sóng đầu tiên sẽ rất nhẹ, nhưng tiếp đến là đợt sóng mạnh hơn, chết chóc hơn sau đó vài tháng - theo Michael T. Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh tại ĐH Minnesota.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, có khoảng 1/3 số người chết chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 9 - 12/1918, nghĩa là sau 6 tháng kể từ khi nó bùng nổ tại Kansas.

"Chúng ta có thể chứng kiến một đợt dịch mới khủng khiếp hơn sau khoảng 12 - 18 tháng," - bác sĩ Osterholm cho biết. Đây là virus corona chứ không phải cúm, nên có thể quy luật sẽ khác, nhưng cần biết rằng nó "lây nhiễm mạnh mẽ hơn cúm rất nhiều."

Nguồn: NY Times

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
23 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.