6 vấn đề nhà đầu tư cần chú ý về kinh tế thế giới

09/11/2018 13:43
Diễn đàn Kinh tế Mới do Bloomberg Media Group, công ty con của Bloomberg, tổ chức tại Singapore ngày 6 – 7/11 nêu ra 6 vấn đề nhà đầu tư cần chú ý trong thời gian tới.

1. Kế hoạch của Tổng thống Donald Trump

Gary Cohn, cựu cố vấn kinh tế Nhà Trắng, cựu chủ tịch Goldman Sachs Group, nhấn mạnh kết quả bầu cử giữa kỳ với việc đảng Cộng hòa giữ thế đa số tại Thượng viện, đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện sẽ nhanh chóng được Tổng thống Trump chuyển hóa thành một phần trong chính sách của ông. Các chính sách này đều đang tỏ ra có hiệu quả.

Cả Cohn và Lary Fink, CEO BlackRock, đều chỉ ra tầm ảnh hưởng của các ứng viên nữ và tỷ lệ đi bầu cao của thế hệ Millenial (sinh ra trong giai đoạn 1980 – 2000).

“Sức mạnh của phụ nữ và thế hệ Millenial đang định hình nền chính trị Mỹ”, Fink nói.

2. Căng thẳng Mỹ - Trung

Cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là chủ đề được thảo luận nhiều nhất tại diễn đàn lần này. Hồi đầu tuần, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ tăng cường hoạt động nhập khẩu và tỏ ra thận trọng trước các câu hỏi liên quan cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson cảnh báo nếu Trung Quốc không thành công trong việc mở rộng thị trường với đối tác nước ngoài, phần lớn kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi sự hạn chế đầu tư và thương mại.

Điều này nguy cơ mở ra giai đoạn thiết lập các “tấm màn thép” về kinh tế giữa các quốc gia, đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

6 vấn đề nhà đầu tư cần chú ý về kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Channel News Asia.

3. Các mối đe dọa hiện hữu

Dù cuộc khủng hoảng tài chính đã trôi qua 10 năm, cựu chủ tịch Fed Janet Yellen cho rằng Mỹ vẫn nên cảnh giác với các rủi ro tài chính như thực trạng nợ vay đang được chuyển dịch khỏi hệ thống ngân hàng. “Ít nhất là tại Mỹ, chúng tôi vẫn chưa có công cụ thích hợp để kiểm soát sự chuyển dịch này”.

Ravi Menon, giám đốc quản lý Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), lưu ý chính sách tài khóa mở rộng tại các quốc gia phát triển đã tạo ra những khoản nợ chồng chất tại các quốc gia đang phát triển. Menon kêu gọi các cơ quan chính sách nên có hành động xoa dịu rủi ro tài chính xuyên quốc gia và xem xét tác động từ chính sách đối nội tới sự phát triển của các nước liên quan.

“Thị trường vốn toàn cầu cần có mạng lưới an ninh tài chính toàn cầu”, theo Menon.

4. Chuỗi cung ứng, thương mại

Tình hình thương mại vẫn có những điểm sáng. Nhà đàm phán thương mại Canada Ailish Campbell đưa ra thông điệp tích cực rằng nước này “vẫn chào đón Mỹ quay lại TPP”. Canada cùng các nước thành viên còn lại đã hồi sinh thành công TPP, tạo ra một hiệp định thương mại không có Mỹ mang tên CPTPP.

Cựu ủy viên thương mại EU Peter Mandelson cũng lạc quan về tình hình thương mại hiện nay. Ông cho rằng, khi thương mại bị ngăn cản bởi chính trị và các chính sách, sẽ luôn có lối thoát khác, và không nên lo lắng về “hiệu ứng bong bóng thành phố lớn” từng làm nhiều doanh nghiệp đánh giá thấp cơ hội mà Brexit mang lại.

5. Tương lai đô thị

Singapore là thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, bất động sản chất lượng cao và tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2,1%. Đô thị với những đặc điểm trên vẫn hiếm gặp ở Mỹ và châu Âu. Trung Quốc được đánh giá là phát triển đô thị rất tốt.

“Trung Quốc đã có bước đi đúng đắn khi ưu tiên hoàn thành cơ sở hạ tầng và hệ thống viễn thông, cấp nước trước. Họ có tư duy về sinh thái”, một người dự diễn đàn nói.

Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek, nhấn mạnh tầm quan trọng của các ứng dụng thu thập dữ liệu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đô thị. Công ty của ông ngoài phục vụ nhu cầu đi lại cho khách hàng còn có thể cung cấp dữ liệu giúp chính phủ triển khai dịch vụ vận chuyển hiệu quả hơn.

6. Kinh tế giảm tốc, bất bình đẳng

Giám đốc IMF Christine Lagarde, Phó thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam và nhà sáng lập Bloomberg Michael Bloomberg cùng những người dự diễn đàn đã đánh giá bức tranh toàn cầu năm 2019. 68% người tham gia bình chọn chiến tranh thương mại là vấn đề quan trọng nhất.

“Chiến tranh thương mại có thể xấu hơn hiện tại trước khi cải thiện”, bà Lagarde nhận định.

Ông Tharman lo ngại tự động hóa và trí thông minh nhân tạo ngày càng phát triển sẽ gây gián đoạn tăng trưởng kinh tế. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các chính sách về con người, cho rằng quỹ lương hưu và các loại hình bảo hiểm sức khỏe đang là những vấn đề ít được quan tâm nhất hiện nay.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
19 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
20 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
20 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
21 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
22 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.