76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện

30/03/2024 02:10
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.

1 tháng sau khi Apple công bố từ bỏ dự án kéo dài hàng thập kỷ phát triển chiếc Apple Car, đối thủ của họ - nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới công bố mục tiêu táo bạo trở thành nhà sản xuất ô tô top 5 thế giới bằng việc cho ra mắt mẫu xe điện đầu tiên.

Xiaomi chính thức cho ra mắt mẫu sedan thể thao có tên Speed Ultra 7 (viết tắt là SU7) trong một sự kiện tổ chức tại Bắc Kinh hôm 28/3. Mức giá khởi điểm của SU7 là khoảng 29.900 USD, gần ngang bằng với mức giá của chiếc Tesla Model 3 bản tiêu chuẩn tại Trung Quốc.

“Nếu tôi là Tim Cook, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó”, Lei Jun, tỷ phú sáng lập kiêm CEO của Xiaomi nói về quyết định hủy bỏ Project Titan gần đây của Apple. Ông gọi dự án phát triển xe điện là dự án kinh doanh cuối cùng của mình. Chiếc SU7 ra mắt trong bối cảnh cuộc chiến giảm giá diễn ra khốc liệt tại Trung Quốc còn người dùng đang có trong tay quá nhiều sự lựa chọn.

76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện - Ảnh 1

Xe điện chiếm khoảng 1/3 doanh số bán ô tô mới tại thị trường lớn nhất thế giới nhưng các nhà phân tích đều đang dự báo về những sự sụp đổ hoặc hợp nhất của những thương hiệu không đủ mạnh. Ở Mỹ và châu Âu, đã xuất hiện những lo ngại khi nhu cầu tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc khiến làn sóng xuất khẩu xe điện sẽ tràn ngập thị trường quốc tế. Họ lo ngại về các hoạt động thương mại không công bằng và an ninh quốc gia.

Chỉ mất 3 năm để Xiaomi cho ra đời chiếc xe điện đầu tiên, cho thấy tốc độ phát triển cực kỳ khủng khiếp của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc cũng như sự “háo hức” gia nhập thị trường của các công ty công nghệ. Một ông lớn công nghệ khác của Trung Quốc là Huawei cũng đang có chỗ đứng nhất định trên thị trường với thương hiệu Aito. Mẫu Aito M7 của họ đang là xe điện bán chạy thứ 4 tại Trung Quốc trong năm nay.

Li Yanwei, thành viên của Ủy ban Chuyên gia Hiệp hội Đại lý Ô tô Trung Quốc, cho biết Xiaomi phải đối mặt với thách thức từ các nhà sản xuất ô tô đi trước như Tesla, BMW, BYD hay Zeekr của Geely – những công ty đều đang giảm giá mạnh mẽ các mẫu xe của mình. “Không có quá nhiều không gian cho SU7”, ông nói.

76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện - Ảnh 2

Theo CEO Lei Jun, SU7 được định vị là “chiếc xe mơ ước”, cạnh tranh với các mẫu Tesla và Porsche. Ông cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào dự án xe điện trong khoảng 10 năm, mục tiêu trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới trong 15-20 năm tới. “Xiaomi Auto đang nỗ lực nâng cao vị thế của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc”, ông nói.

“Các công ty Trung Quốc không ngại thử những điều chưa từng làm trước đây trong khi các tập đoàn như Apple lại quá lớn để đưa ra những quyết định nhanh chóng”, Tycho de Feijter – chuyên gia về thị trường ô tô Trung Quốc của Clingendael (Hà Lan) cho biết.

Chiếc sedan 5 chỗ của Xiaomi cũng có thể kết nối với smartphone và các thiết bị gia dụng như điều hòa, nồi cơm điện, cho phép người dùng điều khiển tất cả thiết bị trong gia đình khi đang di chuyển trên đường.

“Một công ty có sản phẩm điện thoại thông minh và hệ điều hành tự phát triển chắc chắn có lợi thế hơn về khả năng kết nối so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống”, Yale Shang – sáng lập công ty tư vấn Automotive Foresight nói.

76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện - Ảnh 3

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra những sự không phù hợp giữa tập khách hàng đang quan tâm đến các giá trị hiện tại của Xiaomi và khách hàng mục tiêu của chiếc SU7 – những người mà Lei mô tả là “ưu tú”, am hiểu công nghệ với thị hiếu chọn lọc.

Xiaomi, thành lập vào năm 2010, đã tạo dựng danh tiếng là thương hiệu smartphone giá mềm, cung cấp các sản phẩm với thông số kỹ thuật hàng đầu ở mức giá phải chăng. Họ đã tiến lên các phân khúc cao hơn nhưng vẫn còn 1 chặng đường dài để thay đổi hình ảnh của bản thân.

“Bạn có nghĩ một người dùng điện thoại Xiaomi giá 150 USD có thể mua được một chiếc xe điện trị giá gần 30.000 USD không? Ông Zhang đặt ra nghi vấn.

Xiaomi có lợi thế với chuỗi cung ứng trong sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng – hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh ô tô của hãng. Chiếc SU7 có tầm hoạt động tối đa lên đến 830 km cho một lần sạc, tốc độ cao nhất 265 km/h và thời gian tăng tốc 0-100 km/h trong 2,78 giây. Họ hợp tác với nhiều nhà cung cấp, bao gồm cả gã khổng lồ ngành pin là CATL, BYD và nhà sản xuất động cơ điện Inovance.

“Xiaomi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô nhưng là bậc thầy về chuỗi cung ứng. Họ tham gia cuộc đua vào thời điểm mọi thứ đã phát triển tương đối ổn định”, Lam nhận định.

Các thông số tài chính cũng cho thấy hoạt động kinh doanh smartphone tiếp tục tạo ra dòng tiền mạnh mẽ để họ “nuôi” dự án xe điện . “Việc tìm kiếm điểm bùng nổ tiếp theo là hết sức cần thiết đối với Xiaomi”, đồng thời cho biết thị trường ô tô có quy mô gấp 10 lần thị trường smartphone.

“Đến sau nhưng họ vẫn có khả năng mang đến cảm giác mới mẻ cho người dùng. Thị trường Trung Quốc vẫn còn rất năng động, đủ không gian cho một thương hiệu mới phát triển”, ông cho hay.

Hiện Xiaomi đang hợp tác với BAIC để sản xuất chiếc SU7 tại một nhà máy nằm ở ngoại ô Bắc Kinh với khả năng sản xuất 1 chiếc SU7 sau mỗi 76 giây.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
4 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
18 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
49 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
19 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
19 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
22 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.