8 công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam đến năm 2030, nhưng hàng triệu người sẽ mất việc

19/10/2021 09:10
Với sự thúc đẩy của những công nghệ số chủ chốt như AI, Fintech, IoT..., các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp tăng doanh thu và năng suất, tiết kiệm chi phí, tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và Chính phủ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Quy mô này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020. Trong đó, dự kiến, các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất là sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, giáo dục và đào tạo...

Đây là thông tin được đại diện Google công bố tại Hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" tổ chức ngày 18/10 bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tập đoàn Google.

Báo cáo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" do Google phát hành đưa ra dự báo về 8 công nghệ chủ chốt có tiềm năng đóng góp vào kinh tế số của Việt Nam bao gồm:  Internet di động; điện toán đám mây; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ tài chính (fintech);  Internet vạn vật (IoT) và viễn thám; robot tiên tiến và chế tạo đắp lớp (Additive Manufacturing).

Dự kiến, các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí năng suất cho doanh nghiệp. Các công nghệ này có thể tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Ngoài ra, các chuyên gia từ Google cũng đánh giá việc áp dụng kỹ thuật số là rất thiết yếu để Việt Nam ứng phó và phục hồi trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và sau đại dịch. Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động nghiêm trọng của COVID-19.

"Ước tính khoảng 70% tổng cơ hội kỹ thuật số của Việt Nam (tương đương giá trị 1,216 triệu tỷ đồng khoảng 52 tỷ USD) có thể xuất phát từ những ứng dụng công nghệ như vậy", bản báo cáo nhấn mạnh.

8 công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam đến năm 2030, nhưng hàng triệu người sẽ mất việc - Ảnh 1.

Ô ng Fraser Thompson, đại diện nhóm nghiên của của Alpha Beta trình bày báo cáo về tiềm năng kinh tế số của Việt Nam.

CÒN NHIỀU RÀO CẢN TRONG KHAI THÁC LỢI ÍCH TỪ CÔNG NGHỆ SỐ

Google nhận định, Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số.

Đầu tiên là lợi thế của lực lượng dân số trẻ, trong đó, số có học thức và am hiểu công nghệ chiếm tới 70% công dân dưới 35 tuổi, tỷ lệ biết đọc và viết ở nhóm từ 15-35 tuổi trên 98%, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu là 91% và khoảng hơn 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh.

Kế đến, Việt Nam có nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh thứ hai Đông Nam Á, chi sau Indonesia.

Báo cáo của Google đánh giá việc chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các lĩnh vực truyền thống, phi công nghệ. Do đó, việc không dành nhiều quan tâm đến tác động của công nghệ số trong các lĩnh vực truyền thống ở Việt Nam như sản xuất, sẽ dẫn đến rủi ro bỏ qua các các tác động chuyển đổi của công nghệ.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định vẫn còn một số rào cản trong khai thác lợi ích từ công nghệ số. Những rào cản này bao gồm các quy định pháp lý, khả năng kết nối kỹ thuật số cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số.

Nghiên cứu do Liên minh Internet Á Châu (AIC) thực hiện cho thấy tại Việt Nam các quy định về nội địa hóa dữ liệu và bảo vệ dữ liệu kết nối chậm, tốc độ băng thông rộng trung bình ước tính chậm hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tốc độ này chậm hơn tới mười lần so với Singapore, chỉ bằng 1/3 Malaysia và 1/2 Thái Lan.

Để vượt qua những "rào cản", nắm bắt tối đa cơ hội số, báo cáo của Google đưa ra khuyến nghị về 3 trụ cột hành động với Việt Nam.

Thứ nhất, phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước. Chuyên gia của Google nhận định Việt Nam cần giải quyết những khoảng trống về phạm vi bao phủ của cơ sở hạ tầng số cũng như rào cản pháp lý mà các nhà lập trình trong nước đang phải đối mặt, giúp họ kinh doanh dễ dàng hơn.

Thứ 2, việc nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên cần tiếp tục được xếp vào vị trí ưu tiên quan trọng.

Thứ 3, phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số. Điều này cũng đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải thúc đẩy dòng dữ liệu xuyên biên giới mở, nới lỏng chính sách hạn chế về dữ liệu, khuyến khích khả năng tương tác của các khuôn khổ kỹ thuật số và giảm thiểu xung đột biên giới.

8 công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam đến năm 2030, nhưng hàng triệu người sẽ mất việc - Ảnh 2.

HÀNG TRIỆU NGƯỜI TRẺ CÓ NGUY CƠ MẤT VIỆC TRONG TƯƠNG LAI GẦN

Đại diện một doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cho ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho rằng để công nghệ số được phát triển, phổ cập, đầu tiên Chính phủ hãy là người dùng lớn nhất.

Theo ông Tiến, khi Chính phủ là người dùng lớn nhất về các ứng dụng công nghệ, dữ liệu thì tức khắc thị trường sẽ phát triển.

Đồng thời, ông Tiến cũng nhấn mạnh việc khai thác, chia sẻ và sử dụng dữ liệu một cách tập trung để tăng tính hiệu quả. "Sự không thành công của các ứng dụng chống dịch COVID-19 vừa qua là bài học cho sự không thống nhất trong chia sẻ dữ liệu", Chủ tịch FPT Telecom bình luận.

Chia sẻ về câu chuyện triển khai chuyển đổi số của FPT cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thủy hải sản, cơ khí, nông nghiệp... ông Tiến bày tỏ sự ghi nhận về tính linh hoạt, năng động và sẵn sàng thích ứng học hỏi điều mới của doanh nghiệp Việt.

"Trong tương lai những ngành truyền thống tại Việt Nam có thể sẽ ứng dụng công nghệ tốt hơn cả những doanh nghiệp công nghệ - những người hay nói nhiều về công nghệ như chúng tôi", ông Tiến nói.

8 công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam đến năm 2030, nhưng hàng triệu người sẽ mất việc - Ảnh 3.

Chủ tịch FPT Telecom tại buổi Hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam".

Đáng chú ý, theo lãnh đạo của FPT Telecom, bên cạnh kỳ vọng về tương lai cần thừa nhận thực tế mặt trái của kinh tế số là có thể trong 5-7 năm tới sẽ khiến hàng triệu người trẻ Việt đang có công ăn việc làm sẽ mất việc.

"Chúng ta đã và đang nhìn thấy rất rõ 2,7 triệu công nhân may, 1,7 triệu công nhân giầy da, 1 triệu công nhân lắp ráp điện tử sẽ mất việc trong vòng 10 năm tới".

Theo ông Tiến, việc nhóm công nhân này có khả năng mất việc tới 70% trong 10 năm tới có lý do rất đơn giản là "do người máy thay thế" những công việc này.

Chúng ta không có cách nào đua được với người máy về năng suất lao động, chất lượng, thời gian làm việc nghiêm túc...Ông Hoàng Nam Tiến

Ông Tiến cho biết, nếu như trước COVID-19, có thể còn có những băn khoăn khi đưa người máy vào sản xuất tại Việt Nam thì sau giai đoạn này tâm thế đó đã thay đổi khá nhiều.

Về lợi thế giá cả, theo ông Tiến, người máy dần phổ thông hóa, có lợi thế. Giá người máy hiện nay rất rẻ, nếu trước đây khoảng 300.000 USD/người máy thì nay tụt xuống còn 40.000 USD thôi.

"Khi đó chúng ta không có cách nào đua được với người máy về năng suất lao động, chất lượng, thời gian làm việc nghiêm túc với người máy", ông Hoàng Nam Tiến nhìn nhận.

Từ thực tế đó, theo Chủ tịch FPT Telecom, câu chuyện hiện nay của Việt Nam là nhìn ra vấn đề, cách giải quyết, khắc phục nó. Trong đó phải đào tạo hàng triệu người trẻ để trở thành công dân toàn cầu, được trang bị kiến thức hiện đại, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và thói quen lao động, kỷ luật toàn cầu.

"Vấn đề này thuộc về Chính phủ, bộ ngành với tầm nhìn dài hạn, chiến lược hơn, chứ doanh nghiệp chỉ giải quyết được phần nhỏ", ông Tiến cho biết.

Về đào tạo, Việt Nam hiện có hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và điều cần nhất là thay đổi cách thức tổ chức đào tạo, giáo dục mới.

"COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng, phải có chế độ mới để đào tạo, thích nghi trong môi trường mới, điều này không hẳn là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà đầu bài cho cả quốc gia, doanh nghiệp và toàn xã hội", Chủ tịch FPT Telecom nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, ông Tiến cho rằng Việt Nam cũng cần phải bắt tay vào chiến lược đào tạo những ông chủ dám nghĩ, dám làm, dám thất bại để thành công.

"Để trở thành ông chủ phải bắt tay vào làm, nhiều cuộc họp và hội thảo đã chỉ ra rồi, nhưng chỉ đi nghe hội thảo thôi, chưa đủ, không làm ông chủ được", ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.

Cuối cùng, theo ông Tiến, đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào không chuyển đổi số mà "chết" cả. Nhưng, không biết 5 năm nữa doanh nghiệp chưa chuyển đổi có còn tồn tại hay không thì không ai biết và đây chắc chắn là câu hỏi lớn cần bản thân mỗi doanh nghiệp tự tìm câu trả lời.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
5 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.231.059 VNĐ / tấn

386.21 UScents / lb

0.20 %

- 0.77

Gạo

RICE

15.225 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.530.643 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

1.70 %

- 17.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
34 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
13 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
15 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
17 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.